Quẩn quanh… nhãn hiệu sản phẩm!
(QBĐT) - 1. Đây là lần thứ 3 thay đổi nhãn hiệu của một cơ sở sản xuất tinh bột nghệ ở huyện X trong vòng 2 năm qua. Chủ cơ sở sản xuất này chia sẻ, lần đầu tiên, khi sản phẩm mới ra mắt, chị lựa chọn nhãn hiệu sản phẩm theo đúng tên gọi của cơ sở sản xuất. Sau đó, cơ sở được nâng lên quy mô hợp tác xã và lấy tên HTX sản xuất chế biến nông sản huyện X. Nhận thấy tương lai sẽ xây dựng nhãn hiệu tập thể, đồng thời tăng sức quảng bá cho sản phẩm, chị lại được huyện X. gợi ý nên đặt nhãn hiệu kèm tên địa danh của huyện. Vui mừng, chị nhanh chóng thay đổi nhãn hiệu thành "tinh bột nghệ huyện X". Sản phẩm tiêu thụ khá chạy, mang lại công ăn việc làm cho lao động địa phương và dần mở ra một thương hiệu tập thể nông sản uy tín.
Tuy nhiên, tiếp đó, huyện X lại có thông tin không cho phép HTX sử dụng tên nhãn hiệu này bởi đây là nhãn hiệu tập thể, còn sản phẩm là của HTX, không mang nhãn hiệu chung toàn huyện. Vậy là, lần thứ 3, cơ sở của chị lại phải thay đổi nhãn hiệu, trở lại nhãn hiệu ban đầu. Chị cho biết, chưa kể tốn tiền in ấn, việc thay đổi nhãn hiệu liên tục còn làm ảnh hưởng đến sự tin dùng của khách hàng, tính ổn định, bền vững của nhãn hiệu sản phẩm, gây hoang mang cho chính người sản xuất. Sắp tới, chị sẽ tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ để tránh phiền hà về sau.
2. Sản phẩm mật ong của 2 xã miền núi thuộc huyện nọ cũng lâm vào tình trạng tương tự. Với đặc thù của địa phương, mật ong của 2 xã liên kề nhau này đều có chất lượng tốt và được người tiêu dùng ưa chuộng. Cả 2 xã đều "quyết tâm" xây dựng thương hiệu mật ong của xã mình. Trong khi đó, huyện lại đang có ý định đưa sản phẩm mật ong của 2 xã này vào chuỗi sản phẩm mật ong của huyện và sẽ xây dựng một nhãn hiệu tập thể, từ đó tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý. Với sự thiếu thống nhất, quẩn quanh trong định hướng xây dựng nhãn hiệu của xã và huyện này, sản phẩm mật ong địa phương liệu có "rộng đường" để quảng bá, mở rộng thị trường, tạo niềm tin cho khách hàng?
Thực tế cho thấy, đây là tình trạng chung của nhiều địa phương trong quá trình xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, nhất là mặt hàng nông sản. Xây dựng nhãn hiệu sản phẩm là cả một quá trình dài lâu, đòi hỏi sự nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng, thậm chí có sự vào cuộc của cả đội ngũ chuyên gia, nhất là những sản phẩm tập thể. Bởi, một khi đã đầu tư xây dựng nhãn hiệu, hướng tới phát triển thương hiệu cho sản phẩm, sẽ phải đòi hỏi nhiều công sức, tiền của. Nhiều khi nhãn hiệu tập thể dù lợi thế nhưng trong một số hoàn cảnh lại khó phát huy hiệu quả, lâm vào thế "cha chung không ai khóc", hoặc ngược lại, những nhãn hiệu do cơ sở sản xuất tự đứng ra thực hiện lại có sức sống bền lâu, tạo dấu ấn. Hoặc, cũng có những nhãn hiệu nếu có sự chung tay giữa chính quyền và người dân lại thuận lợi và dễ tiếp cận thị trường hơn.
Điều quan trọng trước hết phải là sự thống nhất ở mỗi địa phương về cơ chế, chính sách, nhất là trong giai đoạn đầu thực hiện đề án "Mỗi xã một sản phẩm" như hiện nay. Nhãn hiệu mới là một trong những bước đi ban đầu để các xã tìm được sản phẩm đặc trưng, lợi thế, mang lại nhiều nguồn lợi nhất cho vùng quê của mình. Do đó, các kế hoạch, chương trình hành động… phải được triển khai xuyên suốt từ cấp tỉnh, huyện đến cơ sở, vào tận từng hộ gia đình tham gia sản xuất. Có như vậy, sản phẩm được lựa chọn mới "đúng tầm, đúng thời điểm và đúng lợi thế"!
Quảng Hạ
(QBĐT) - 1. Đây là lần thứ 3 thay đổi nhãn hiệu của một cơ sở sản xuất tinh bột nghệ ở huyện X trong vòng 2 năm qua. Chủ cơ sở sản xuất này chia sẻ, lần đầu tiên, khi sản phẩm mới ra mắt, chị lựa chọn nhãn hiệu sản phẩm theo đúng tên gọi của cơ sở sản xuất. Sau đó, cơ sở được nâng lên quy mô hợp tác xã và lấy tên HTX sản xuất chế biến nông sản huyện X. Nhận thấy tương lai sẽ xây dựng nhãn hiệu tập thể, đồng thời tăng sức quảng bá cho sản phẩm, chị lại được huyện X. gợi ý nên đặt nhãn hiệu kèm tên địa danh của huyện. Vui mừng, chị nhanh chóng thay đổi nhãn hiệu thành "tinh bột nghệ huyện X". Sản phẩm tiêu thụ khá chạy, mang lại công ăn việc làm cho lao động địa phương và dần mở ra một thương hiệu tập thể nông sản uy tín.
Tuy nhiên, tiếp đó, huyện X lại có thông tin không cho phép HTX sử dụng tên nhãn hiệu này bởi đây là nhãn hiệu tập thể, còn sản phẩm là của HTX, không mang nhãn hiệu chung toàn huyện. Vậy là, lần thứ 3, cơ sở của chị lại phải thay đổi nhãn hiệu, trở lại nhãn hiệu ban đầu. Chị cho biết, chưa kể tốn tiền in ấn, việc thay đổi nhãn hiệu liên tục còn làm ảnh hưởng đến sự tin dùng của khách hàng, tính ổn định, bền vững của nhãn hiệu sản phẩm, gây hoang mang cho chính người sản xuất. Sắp tới, chị sẽ tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ để tránh phiền hà về sau.
2. Sản phẩm mật ong của 2 xã miền núi thuộc huyện nọ cũng lâm vào tình trạng tương tự. Với đặc thù của địa phương, mật ong của 2 xã liên kề nhau này đều có chất lượng tốt và được người tiêu dùng ưa chuộng. Cả 2 xã đều "quyết tâm" xây dựng thương hiệu mật ong của xã mình. Trong khi đó, huyện lại đang có ý định đưa sản phẩm mật ong của 2 xã này vào chuỗi sản phẩm mật ong của huyện và sẽ xây dựng một nhãn hiệu tập thể, từ đó tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý. Với sự thiếu thống nhất, quẩn quanh trong định hướng xây dựng nhãn hiệu của xã và huyện này, sản phẩm mật ong địa phương liệu có "rộng đường" để quảng bá, mở rộng thị trường, tạo niềm tin cho khách hàng?
Thực tế cho thấy, đây là tình trạng chung của nhiều địa phương trong quá trình xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, nhất là mặt hàng nông sản. Xây dựng nhãn hiệu sản phẩm là cả một quá trình dài lâu, đòi hỏi sự nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng, thậm chí có sự vào cuộc của cả đội ngũ chuyên gia, nhất là những sản phẩm tập thể. Bởi, một khi đã đầu tư xây dựng nhãn hiệu, hướng tới phát triển thương hiệu cho sản phẩm, sẽ phải đòi hỏi nhiều công sức, tiền của. Nhiều khi nhãn hiệu tập thể dù lợi thế nhưng trong một số hoàn cảnh lại khó phát huy hiệu quả, lâm vào thế "cha chung không ai khóc", hoặc ngược lại, những nhãn hiệu do cơ sở sản xuất tự đứng ra thực hiện lại có sức sống bền lâu, tạo dấu ấn. Hoặc, cũng có những nhãn hiệu nếu có sự chung tay giữa chính quyền và người dân lại thuận lợi và dễ tiếp cận thị trường hơn.
Điều quan trọng trước hết phải là sự thống nhất ở mỗi địa phương về cơ chế, chính sách, nhất là trong giai đoạn đầu thực hiện đề án "Mỗi xã một sản phẩm" như hiện nay. Nhãn hiệu mới là một trong những bước đi ban đầu để các xã tìm được sản phẩm đặc trưng, lợi thế, mang lại nhiều nguồn lợi nhất cho vùng quê của mình. Do đó, các kế hoạch, chương trình hành động… phải được triển khai xuyên suốt từ cấp tỉnh, huyện đến cơ sở, vào tận từng hộ gia đình tham gia sản xuất. Có như vậy, sản phẩm được lựa chọn mới "đúng tầm, đúng thời điểm và đúng lợi thế"!
Quảng Hạ