![]() |
Chuyển đổi gần 374 ha cây trồng trên đất lúa trong năm 2020
(QBĐT) - Năm 2020, theo thông tin từ Sở Nông nghiệp-PTNT, toàn tỉnh sẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với diện tích 373,95ha, trong đó, chuyển đổi sang cây trồng cạn 273,95 ha và nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa 100ha.
Để hỗ trợ nông dân thực hiện chuyển đổi, Sở Nông nghiệp-PTNT sẽ tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, tỉnh và lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, mô hình, dự án để hỗ trợ cho người dân thực hiện chuyển đổi bảo đảm theo kế hoạch.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp-PTNT đẩy mạnh thông tin tuyên truyền cho các địa phương, người sản xuất biết về quy trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; hướng dẫn kỹ thuật một số cây trồng chuyển đổi, phổ biến những mô hình hiệu quả để người sản xuất áp dụng nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập từ chuyển đổi. Mặt khác, tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất; chú trọng công tác dồn điền, đổi thửa hình thành vùng sản xuất tập trung, cánh đồng lớn; đẩy mạnh liên kết các doanh nghiệp trong thu mua, chế biến sản phẩm cây trồng chuyển đổi theo chuỗi giá trị; khuyến khích, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở chế biến nông sản mới và nâng cấp các cơ sở hiện có trên địa bàn nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm đầu ra; hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, nhất là hệ thống tiêu thoát nước các vùng chuyển đổi sản xuất hàng hóa tập trung.
Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, mục đích của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa thông qua việc chuyển từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời vẫn bảo đảm giữ nguyên mục đích sử dụng là đất lúa; quản lý chặt chẽ, đúng quy trình, thủ tục chuyển đổi và các chính sách hỗ trợ hỗ trợ chuyển trên đất lúa kém hiệu quả.
A.T
(QBĐT) - Năm 2020, theo thông tin từ Sở Nông nghiệp-PTNT, toàn tỉnh sẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với diện tích 373,95ha, trong đó, chuyển đổi sang cây trồng cạn 273,95 ha và nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa 100ha.
Để hỗ trợ nông dân thực hiện chuyển đổi, Sở Nông nghiệp-PTNT sẽ tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, tỉnh và lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, mô hình, dự án để hỗ trợ cho người dân thực hiện chuyển đổi bảo đảm theo kế hoạch.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp-PTNT đẩy mạnh thông tin tuyên truyền cho các địa phương, người sản xuất biết về quy trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; hướng dẫn kỹ thuật một số cây trồng chuyển đổi, phổ biến những mô hình hiệu quả để người sản xuất áp dụng nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập từ chuyển đổi. Mặt khác, tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất; chú trọng công tác dồn điền, đổi thửa hình thành vùng sản xuất tập trung, cánh đồng lớn; đẩy mạnh liên kết các doanh nghiệp trong thu mua, chế biến sản phẩm cây trồng chuyển đổi theo chuỗi giá trị; khuyến khích, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở chế biến nông sản mới và nâng cấp các cơ sở hiện có trên địa bàn nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm đầu ra; hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, nhất là hệ thống tiêu thoát nước các vùng chuyển đổi sản xuất hàng hóa tập trung.
Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, mục đích của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa thông qua việc chuyển từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời vẫn bảo đảm giữ nguyên mục đích sử dụng là đất lúa; quản lý chặt chẽ, đúng quy trình, thủ tục chuyển đổi và các chính sách hỗ trợ hỗ trợ chuyển trên đất lúa kém hiệu quả.
A.T