Tháo gỡ khó khăn, hạn chế trong xây dựng nông thôn mới

  • 10:11, 01/11/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Theo ông Nguyễn Quốc Út, Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn, những năm qua, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Quảng Bình được triển khai đồng bộ, quyết liệt nên được những kết quả khích lệ. Tuy nhiên, khi thực hiện chương trình vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế cần tháo gỡ.

Những con đường hoa ở thôn Mai Hạ, xã Mai Thủy, Lệ Thủy trong xây dựng NTM nâng cao và kiểu mẫu.
Những con đường hoa ở thôn Mai Hạ, xã Mai Thủy (huyện Lệ Thủy) trong xây dựng NTM nâng cao và kiểu mẫu.

Hiện, toàn tỉnh có 1 đơn vị là TP. Đồng Hới đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có 62 xã đạt chuẩn NTM (đạt 45,6%). Dự kiến, đến hết năm 2019 sẽ có thêm 9 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 72 xã (đạt 52,2%).

Bên cạnh đó, số xã đạt từ 15-18 tiêu chí có 26 xã (chiếm 19,1%); số xã đạt từ 10-14 tiêu chí có 36 xã (chiếm 26,5%); số xã đạt từ 5-9 tiêu chí có 12 xã (chiếm 8,8%). Dự kiến, đến cuối năm 2019, tỉnh ta có 2 xã Thanh Trạch (huyện Bố Trạch) và Quang Phú (TP. Đồng Hới) đạt chuẩn NTM nâng cao và xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới) đạt chuẩn NTM kiểu mẫu…

Tuy nhiên, cũng theo ông Nguyễn Quốc Út, trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh vẫn còn những khó khăn, tồn tại, hạn chế cần phải tháo gỡ, đó là: khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng NTM giữa các địa phương còn khá lớn, trong khi nhiều xã đã chuyển sang giai đoạn nâng cao chất lượng, xây dựng xã NTM nâng cao và kiểu mẫu, thì một số xã có một số tiêu chí đạt rất thấp.

Ngoài ra, nhiều địa phương có ngành sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có nhiều sản phẩm hàng hóa chủ lực mang tình truyền thống, đặc trưng của tỉnh; liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị gặp nhiều khó khăn; kinh phí giành cho phát triển sản xuất còn thấp, chưa đủ lớn để tạo ra đột phá ở các xã.

Ông Út cũng cho hay, cơ sở hạ tầng nhất là đường giao thông, kênh mương thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến một số công trình nhanh hư hỏng, xuống cấp; các địa phương thiếu bãi chứa rác, thiếu phương tiện xử lý thu gom rác, nước thải; an ninh trật tự, tệ nạn xã hội ở nhiều địa phương còn tiềm ẩn phức tạp…

Mặt khác, nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để xây dựng NTM còn hạn chế. Khả năng đóng góp, huy động các nguồn lực từ một số thôn, bản ở vùng cao, vùng xa còn khó khăn. Nguồn vốn huy động tại chỗ để xây dựng NTM ở nhiều địa phương chủ yếu từ đấu giá quyền sử dụng đất, tuy nhiên, nhiều địa phương thiếu quỹ đất hoặc đất có khả năng sinh lời không cao…

Ngọc Hải

tin liên quan

Chuyển biến tích cực trong  gỡ "thẻ vàng" thủy sản
Chuyển biến tích cực trong gỡ "thẻ vàng" thủy sản

(QBĐT) - Quảng Bình có ngành khai thác thủy sản phát triển nhanh với sản lượng tăng bình quân hàng năm từ 7-8%.

Minh Hóa: Thu nhập cao từ nuôi ong nội lấy mật
Minh Hóa: Thu nhập cao từ nuôi ong nội lấy mật

(QBĐT) - Tận dụng diện tích đất vườn, ngoài trồng các loại cây ăn quả, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Minh Hóa còn đầu tư nuôi ong nội lấy mật, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tăng cường kiểm soát hạn chế rủi ro tín dụng chính sách xã hội
Tăng cường kiểm soát hạn chế rủi ro tín dụng chính sách xã hội

(QBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát các nguồn vốn ngân sách địa phương, các chương trình tín dụng CSXH, tuân thủ nội quy, quy chế, quy định nghiệp vụ trong chỉ đạo, điều hành.