![]() |
Bố Trạch: Chuyển đổi hơn 10 ha đất ruộng cạn và đất lúa kém hiệu quả sang trồng hoa
(QBĐT) - Trước diện tích đất ruộng bị bỏ hoang nhiều, huyện Bố Trạch đã có chính sách khuyến khích người dân trên địa bàn chuyển đổi hơn 10 ha đất ruộng cạn và đất lúa kém hiệu quả sang trồng hoa. Huyện cũng đã hỗ trợ vốn cho các mô hình trồng hoa ly thâm canh có diện tích từ 0,5 ha trở lên.
Đến nay, người dân trên địa bàn huyện Bố Trạch trồng hơn 82 ha hoa, tập trung chủ yếu ở các xã Lý Trạch, Đồng Trạch, Hòa Trạch và Sơn Trạch. Bên cạnh các loại hoa truyền thống như cúc, lay ơn, đồng tiền, những năm gần đây, người trồng hoa trên địa bàn huyện cũng đưa các loại hoa có giá trị kinh tế cao như hoa ly, hoa đào, hoa hồng hay hướng dương vào trồng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với phát triển du lịch, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đưa các giống hoa có giá trị kinh tế cao vào sản xuất nên người trồng hoa trên địa bàn Bố Trạch có thu nhập ổn định, nâng cao đời sống; với bình quân đạt 400 triệu đồng/ha/năm.
Hương Trà
(QBĐT) - Trước diện tích đất ruộng bị bỏ hoang nhiều, huyện Bố Trạch đã có chính sách khuyến khích người dân trên địa bàn chuyển đổi hơn 10 ha đất ruộng cạn và đất lúa kém hiệu quả sang trồng hoa. Huyện cũng đã hỗ trợ vốn cho các mô hình trồng hoa ly thâm canh có diện tích từ 0,5 ha trở lên.
Đến nay, người dân trên địa bàn huyện Bố Trạch trồng hơn 82 ha hoa, tập trung chủ yếu ở các xã Lý Trạch, Đồng Trạch, Hòa Trạch và Sơn Trạch. Bên cạnh các loại hoa truyền thống như cúc, lay ơn, đồng tiền, những năm gần đây, người trồng hoa trên địa bàn huyện cũng đưa các loại hoa có giá trị kinh tế cao như hoa ly, hoa đào, hoa hồng hay hướng dương vào trồng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với phát triển du lịch, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đưa các giống hoa có giá trị kinh tế cao vào sản xuất nên người trồng hoa trên địa bàn Bố Trạch có thu nhập ổn định, nâng cao đời sống; với bình quân đạt 400 triệu đồng/ha/năm.
Hương Trà