Trình diễn kỹ thuật sản xuất tinh bột biến tính từ tinh bột sắn

  • 08:10, 03/10/2018
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Chiều 2-10, Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại (Sở Công thương) phối hợp với Công ty CP tư vấn và đầu tư Long Giang Thịnh tổ chức hội nghị trình diễn kỹ thuật sản xuất tinh bột biến tính từ tinh bột sắn. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị  liên quan.

Nhà máy tinh bột Long Giang (thuộc Công ty CP tư vấn và đầu tư Long Giang Thịnh) hàng năm tiêu thụ khoảng 40.000 tấn củ sắn.

Qua quá trình hoạt động sản xuất chế biến sản phẩm tinh bột sắn, nhận thấy nhu cầu của thị trường tiêu thụ tinh bột sắn và các sản phẩm sau tinh bột ở trong và ngoài nước là rất lớn nên Công ty đã đầu tư nâng cấp công suất Nhà máy tinh bột Long Giang.

Các đại biểu tham quan mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất tinh bột biến tính từ tinh bột sắn tại Nhà máy tinh bột Long Giang.
Các đại biểu tham quan mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất tinh bột biến tính từ tinh bột sắn tại Nhà máy tinh bột Long Giang.

Mặt khác, với chiến lược phát triển sản xuất theo hướng chế biến sâu để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ, Công ty đã lập dự án đầu tư “Sản xuất tinh bột biến tính từ tinh bột sắn”, với công suất chế biến 5.000 tấn sản phẩm tinh bột biến tính/năm.

Để hỗ trợ cho Công ty trong việc thực hiện dự án, Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại đã tư vấn, hướng dẫn Công ty xây dựng đề án mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất tinh bột biến tính từ tinh bột sắn để đăng ký hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia.

Đề án đã được phê duyệt cấp kinh phí hỗ trợ xây dựng mô hình thuộc chương trình khuyến công quốc gia năm 2018, với tổng chi phí đầu tư đề án hơn 10,3 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ kinh phí từ khuyến công quốc gia là 500 triệu đồng, số kinh phí còn lại là của Công ty và các huy động khác.

Dự án sau khi đưa vào hoạt động sẽ góp phần tạo thêm việc làm cho 38 lao động mới, nâng tổng số lao động làm việc tại Công ty trong thời gian tới là 165 người, mức thu nhập bình quân đạt 4-6 triệu đồng/người/tháng.

Dự án cũng tạo việc làm, bao tiêu sản phẩm, thu nhập ổn định cho hàng nghìn nông dân tham gia sản xuất nguyên liệu sắn trên địa bàn tỉnh với mức thu nhập trung bình khoảng trên 40 triệu đồng/người/năm.

Tại hội nghị, sau khi nghe các báo cáo của các đơn vị về kết quả thực hiện đề án, các đại biểu đã tham quan và xem trình diễn kỹ thuật sản xuất tinh bột biến tính từ tinh bột sắn tại Nhà máy tinh bột Long Giang.

Lê Mai

                                                                                              

 

 

 

 

tin liên quan

Bố Trạch: Hình thành một số vùng cây ăn quả tập trung có thương hiệu
Bố Trạch: Hình thành một số vùng cây ăn quả tập trung có thương hiệu

(QBĐT) - Thông qua đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng và con nuôi, huyện Bố Trạch đã hỗ trợ 2.370 giống cây ăn quả các loại; bao gồm: cam xã đoài 450 cây, bưởi da xanh 650 cây, chuối tiêu hồng 715 cây, ổi Đài Loan 555 cây. Nhờ đó, từ sau cơn bão số 10 năm 2017, diện tích trồng cây ăn quả ở các vùng gò đồi trên địa bàn huyện Bố Trạch dần được mở rộng. 

Tuyên Hóa: Làm giàu nhờ cây bưởi
Tuyên Hóa: Làm giàu nhờ cây bưởi

(QBĐT) - Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua, trên địa bàn huyện Tuyên Hóa đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới với những cách làm hay và hiệu quả. Trong đó, trồng bưởi được xem là hướng đi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Sản lượng khai thác thuỷ sản ước tính trên 52.000 tấn
Sản lượng khai thác thuỷ sản ước tính trên 52.000 tấn

(QBĐT) - Theo thống kê của Chi cục Thuỷ sản, trong 9 tháng, sản lượng khai thác thuỷ sản ước tính trên 52.100 tấn, tăng 9,5% so với cùng kỳ; trong đó khai thác biển đạt gần 49.650 tấn, tăng 9,4% so với cùng kỳ.