Quảng Bình tập trung thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp

  • 08:10, 03/10/2018
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Ngày 2-10, tin từ Sở Công thương cho biết, đến năm 2030, toàn tỉnh phấn đấu hoàn thành mục tiêu CNH, HĐH, đạt mức trung bình của toàn quốc về phát triển công nghiệp; trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Và, đến năm 2045, Quảng Bình trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại, vươn lên đạt trên mức trung bình của toàn quốc.

Các dây chuyền may công nghiệp phát triển trên địa bàn tỉnh.
Lĩnh vực may công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang tham gia vào các chuỗi giá trị.

Theo đó, đến năm 2030, tỉnh sẽ phấn đấu đạt tỷ trọng công nghiệp trong GRDP đạt 35%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt khoảng 25%, trong đó công nghiệp chế tạo đạt 15%; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt 40%; tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân 10-12%/năm, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân 14%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 8%/năm; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đạt trên 65%; xây dựng hoàn thành 2 khu kinh tế, 8 khu công nghiệp và một số cụm liên kết ngành công nghiệp.

Đặc biệt, một số doanh nghiệp công nghiệp trong tỉnh có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Để thực hiện được mục tiêu này, toàn tỉnh sẽ triển khai đồng bộ 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp như: chính sách phân bố không gian và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp; phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên; chính sách tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp; phát triển doanh nghiệp công nghiệp; chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghiệp; khoa học và công nghệ cho phát triển công nghiệp; khai thác tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong quá trình phát triển công nghiệp…

Được biết, các giải pháp phát triển công nghiệp nói trên nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 22/CTr-TU ngày 17-7-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22-3-2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm đưa công nghiệp Quảng Bình phát triển nhanh, bền vững trở thành ngành kinh tế trọng điểm, tạo động lực phát triển của nền kinh tế.

Minh Văn
 

tin liên quan

Trình diễn kỹ thuật sản xuất tinh bột biến tính từ tinh bột sắn
Trình diễn kỹ thuật sản xuất tinh bột biến tính từ tinh bột sắn

(QBĐT) - Chiều 2-10, Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại (Sở Công thương) phối hợp với Công ty CP tư vấn và đầu tư Long Giang Thịnh tổ chức hội nghị trình diễn kỹ thuật sản xuất tinh bột biến tính từ tinh bột sắn.

Bố Trạch: Hình thành một số vùng cây ăn quả tập trung có thương hiệu
Bố Trạch: Hình thành một số vùng cây ăn quả tập trung có thương hiệu

(QBĐT) - Thông qua đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng và con nuôi, huyện Bố Trạch đã hỗ trợ 2.370 giống cây ăn quả các loại; bao gồm: cam xã đoài 450 cây, bưởi da xanh 650 cây, chuối tiêu hồng 715 cây, ổi Đài Loan 555 cây. Nhờ đó, từ sau cơn bão số 10 năm 2017, diện tích trồng cây ăn quả ở các vùng gò đồi trên địa bàn huyện Bố Trạch dần được mở rộng. 

Tuyên Hóa: Làm giàu nhờ cây bưởi
Tuyên Hóa: Làm giàu nhờ cây bưởi

(QBĐT) - Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua, trên địa bàn huyện Tuyên Hóa đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới với những cách làm hay và hiệu quả. Trong đó, trồng bưởi được xem là hướng đi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.