(QBĐT) - Đó là mục tiêu mà huyện Lệ Thủy đặt ra trong năm 2018. Để làm được điều này, địa phương sẽ tập trung chỉ đạo phát triển rừng trồng theo hướng nâng cao chất lượng, trồng cây gỗ lớn nhằm nâng cao giá trị; đồng thời xây dựng một số mô hình trồng rừng kinh tế kết hợp với trồng cây ăn quả.
![]() |
Tận dụng lợi thế gò đồi, người dân Văn Thủy phát triển diện tích cây hồ tiêu. |
Bên cạnh đó, UBND huyện Lệ Thủy cũng tích cực chỉ đạo công tác quy hoạch, định hướng phát triển các loại cây trồng phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao; tích cực chăm sóc, khôi phục diện tích rừng và cây công nghiệp bị thiệt hại do bão gây ra, nhằm nâng giá trị sản xuất lên 5-7% so với năm 2017.
Ông Lê Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho biết, hiện tại, địa phương đang tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, tổ chức việc giao khoán bảo vệ diện tích rừng tự nhiên ở 3 xã miền núi; đồng thời tích cực tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng, kiên quyết ngăn chặn và hạn chế tình trạng phá rừng, phát rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản, động vật hoang dã trái phép, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Huyện cũng sẽ quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ sở cưa xẻ, chế biến gỗ, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn.
Tùy Phong