QUANGBINH-S kết nối nông sản đến người tiêu dùng

  • 10:06, 10/06/2025
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Bên cạnh việc thúc đẩy chuyển đổi số và nâng cao hiệu lực hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, ứng dụng QUANGBINH-S đang phát huy thế mạnh khi thúc đẩy kết nối, đưa nông sản đến tay người tiêu dùng thông qua tiện ích trải nghiệm “Sản phẩm OCOP”. Qua đó, góp phần quảng bá thương hiệu, thúc đẩy tiêu thụ nông sản sạch và phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Giao diện của tiện ích “Sản phẩm OCOP” trên QUANGBINH-S.
Giao diện của tiện ích “Sản phẩm OCOP” trên QUANGBINH-S.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Sở Khoa học và Công nghệ) Trần Diễm Phúc, tiện ích này giúp người dân dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu thông tin về các sản phẩm nông nghiệp OCOP tiêu biểu ngay trên điện thoại thông minh. Các sản phẩm giới thiệu đến với người dùng thuộc chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, do đó, luôn bảo đảm chất lượng, nguồn gốc rõ ràng và mang đậm giá trị văn hóa địa phương.
 
Với bản đồ trực tuyến, tiện ích sẽ chỉ đường cho người sử dụng đến đúng địa điểm nhà cung cấp bằng giao diện Google Maps. Chỉ cần chọn sản phẩm cần khám phá, thông tin sản phẩm sẽ hiển thị đầy đủ, gồm: Quyết định công nhận sản phẩm OCOP, thời gian công nhận, số sao công nhận sản phẩm, thông tin sản phẩm cùng số điện thoại để kết nối trực tiếp với nhà cung cấp.
 
Người dân có thể tìm kiếm và xác định vị trí các sản phẩm OCOP trên địa bàn toàn tỉnh; xem thông tin chi tiết và hình ảnh sản phẩm, hiểu rõ về nguồn gốc, chất lượng, giá trị đặc trưng của từng mặt hàng và liên hệ trực tiếp với cơ sở sản xuất, thuận tiện cho việc mua sắm, kết nối kinh doanh hoặc du lịch trải nghiệm.
 
Chỉ vài thao tác đơn giản trên ứng dụng QUANGBINH-S, người dùng chỉ cần truy cập vào mục “Nông nghiệp”, chọn “Sản phẩm OCOP”, nhấn chọn sản phẩm và bước vào hành trình khám phá sản phẩm địa phương đầy thú vị với giao diện thân thiện, dễ sử dụng.
 
M.N

tin liên quan

Tiềm năng phát triển du lịch từ tài nguyên đá ngọc bích
Tiềm năng phát triển du lịch từ tài nguyên đá ngọc bích

(QBĐT) - Với mục tiêu phát huy lợi thế về tiềm năng khoáng sản của Quảng Bình trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay, Hội Địa chất tỉnh đã triển khai thực hiện đề tài "Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đá bán quý (ngọc bích) ở phía Tây huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình để khai thác và chế tác các sản phẩm phục vụ phát triển du lịch". 

Đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số
Đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số
(QBĐT) - Chủ tịch UBND TP. Đồng Hới Hoàng Ngọc Đan cho biết: Thời gian qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn được triển khai toàn diện trên cả 6 nội dung với sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy và chính quyền các cấp.
 
Bứt phá trong chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt
Bứt phá trong chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt

(QBĐT) - Sự quyết liệt trong chỉ đạo, phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành cùng cách làm chủ động, linh hoạt đã giúp huyện Quảng Ninh tạo nên bước đột phá trong triển khai chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) không dùng tiền mặt.