Xây dựng mô hình sản xuất bê lai hướng thịt

  • 04:12, 08/12/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Ngày 8/12, tại Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN), Hội đồng đánh giá nghiệm thu khoa học cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi: “Xây dựng mô hình ứng dụng tinh giống bò nhập ngoại sản xuất bê lai hướng thịt có năng suất, chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” do Trung tâm Giống vật nuôi Quảng Bình chủ trì thực hiện.
Hội đồng nghiệm thu khoa học cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi.
Hội đồng nghiệm thu khoa học cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu dự án thuộc chương trình Nông thôn miền núi.
Mục tiêu của dự án là ứng dụng công nghệ tạo bê lai từ sử dụng tinh giống bò nhập ngoại để nâng cao năng suất, chất lượng thịt; ứng dụng kỹ thuật nhân giống bằng thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật chăn nuôi các giống bò lai hướng thịt chất lượng cao.
 
Từ đó, góp phần nâng cao tỷ lệ bò lai, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân; đồng thời, đẩy nhanh đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng tăng số lượng, chất lượng, giá trị, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nhất là khu vực nông thôn và nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
 
Sau gần 4 năm triển khai (từ năm 2019 đến nay), đơn vị chủ trì đã thực hiện tốt các mục tiêu, nội dung dự án mà Bộ KH-CN đã phê duyệt: Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ, cụ thể: Quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bò; quy trình kỹ thuật chăm sóc bò mẹ mang thai và chăm sóc bò lai F1; quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm bò lại hướng thịt ở các giai đoạn khác nhau.
Các thành viên Hội đồng khoa học tham gia ý kiến.
Các thành viên Hội đồng khoa học tham gia ý kiến.
Dự án đã thực hiện các mô hình, như: xây dựng mô hình nuôi thương phẩm bò lai F1 quy mô trang trại tại Trung tâm Giống vật nuôi Quảng Bình; xây dựng mô hình chăn nuôi thương phẩm bò lai F1 phân tán ở 8 địa bàn cấp huyện: mỗi huyện 15 bò lai F1 Brahman trắng x lai Zebu và 15 bò lai F1 Droughtmaster x lai Zebu.
 
Dự án cũng đã đào tạo được 10 kỹ thuật viên về thụ tinh nhân tạo; tập huấn được 400 lượt người bao gồm dẫn tinh viên, thú y cơ sở và nông dân chăn nuôi bò.
 
Các thành viên Hội đồng khoa học, các đơn vị liên quan đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến để giúp nhiệm vụ hoàn thiện hơn, tiến tới nghiệm thu cấp nhà nước, ứng dụng thực tiễn, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng nông thôn miền núi.
 
Hương Trà

tin liên quan

Nhà khoa học Việt đầu tiên nhận giải Hiệp hội Hàng không Hoàng gia Anh
Nhà khoa học Việt đầu tiên nhận giải Hiệp hội Hàng không Hoàng gia Anh

Tiến sỹ Nguyễn Huyền Đức là nhà khoa học duy nhất nhận giải thưởng cao nhất của Hiệp hội Hàng không Hoàng gia Anh năm 2022 dành cho những người dưới 30 tuổi.

Nỗ lực chuyển đổi số: Vì một tương lai minh bạch, tiện lợi và thịnh vượng
Nỗ lực chuyển đổi số: Vì một tương lai minh bạch, tiện lợi và thịnh vượng

(QBĐT) - Để thực hiện thành công CĐS đối với một địa phương còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, Quảng Bình đã nỗ lực thực hiện các giải pháp đồng bộ, áp dụng từ công tác lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, công tác điều hành, quản lý của chính quyền các cấp, thực hiện CĐS vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tập trung nâng cao nhận thức, ứng dụng công nghệ số cho mọi tầng lớp nhân dân để theo kịp xu hướng CĐS toàn cầu.

Phát triển nhiên liệu sinh học từ dầu cọ cho máy bay
Phát triển nhiên liệu sinh học từ dầu cọ cho máy bay

Tập đoàn Energy Absolute (EA), nhà phát triển, vận hành xe điện và năng lượng tái tạo có trụ sở tại Thái Lan, đang tiến hành nghiên cứu để chuyển đổi dầu diesel sinh học làm từ dầu cọ thành nhiên liệu sinh học cho máy bay nhằm giảm lượng khí thải carbon trong ngành vận tải hàng không.