Làm sáng tỏ hiện tượng xuất hiện cục máu đông sau tiêm vaccine

  • 06:04, 08/04/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Các nhà khoa học phát hiện ở 5 người tham gia nghiên cứu gặp phản ứng phụ sau tiêm vaccine đều có kháng thể có cấu trúc bất thường, chống lại protein, gọi là PF4, có liên quan đến quá trình đông máu.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tiêm vaccine ngừa COVID-19. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các nghiên cứu mới có thể làm sáng tỏ hiện tượng xuất hiện cục máu đông hiếm gặp nhưng nghiêm trọng ở người tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca và Johnson & Johnson.
 
Theo kết quả một nghiên cứu công bố mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ở 5 người tham gia nghiên cứu gặp phản ứng phụ này đều có kháng thể có cấu trúc bất thường, chống lại protein gọi là PF4 mà các nhà nghiên cứu nhận thấy có liên quan đến quá trình đông máu dù trước đó cả 5 người đều không có bất cứ vấn đề về máu đông.
 
Đặc biệt, cả 5 người tham gia nghiên cứu đều có chung một phiên bản gene chịu trách nhiệm sản xuất các kháng thể này. Theo các nhà nghiên cứu, sự kết hợp của gene và sự phát triển của kháng thể nói trên đã dẫn đến những biến chứng tai hại. Điều đáng nói phiên bản gene đặc biệt kể trên phổ biến nhất ở người gốc Âu.
 
Phát hiện này mở đường cho việc tiến hành sàng lọc di truyền tiềm năng để xác định những bệnh nhân mang biến đổi gene này có nguy cơ gặp biến chứng về cục máu đông sau khi tiêm 2 loại vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca và Johnson & Johnson.
 
Theo ông Tom Gordon và Jing Jing Wang - hai trong số các tác giả nghiên cứu, phát hiện này cũng sẽ cung cấp cơ hội có 1 không 2 để phát triển liệu pháp nhằm trung hòa kháng thể đặc hiệu này.
 
Hồi tháng 3/2021, hàng loạt quốc gia châu Âu như Đức, Pháp, Italy ngừng sử dụng vaccine của AstraZeneca do lo ngại về chứng đông máu.
 
Ngày 18/3, Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) tuyên bố vaccine "an toàn và hiệu quả," không liên quan đến tình trạng huyết khối tĩnh mạch. Các nước nối lại chương trình tiêm chủng. Tuy nhiên, số ca đông máu xảy ra nhiều hơn.
 
Đến hôm 7/4, EMA thay đổi nhận định và công nhận máu đông là "tác dụng phụ hiếm gặp của vaccine."
 
Nhiều quốc gia sau đó đã giới hạn độ tuổi tiêm chủng. Tuy vậy, EMA cũng như Tổ chức Y tế Thế giới vẫn khuyến nghị tiếp tục tiêm vaccine bởi "những lợi ích to lớn hơn các rủi ro".
 
Theo Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Những khác biệt giữa người nhiễm biến thể Delta và Omicron
Những khác biệt giữa người nhiễm biến thể Delta và Omicron

Theo kết quả nghiên cứu, người đã hoàn thành tiêm chủng cơ bản và tiêm 1 mũi tăng cường, khi nhiễm Omicron có triệu chứng COVID-19 kéo dài 4,4 ngày, trong khi ở người nhiễm biến thể Delta là 7,7 ngày.

Cảnh báo các triệu chứng hậu COVID-19 dai dẳng sau khi nhiễm Omicron
Cảnh báo các triệu chứng hậu COVID-19 dai dẳng sau khi nhiễm Omicron

Một số bệnh nhân phải chịu đựng các triệu chứng kéo dài tới 2 tháng sau khi nhiễm biến thể Omicron như các vấn đề về giấc ngủ, mệt mỏi, sương mù não, khó thở và tim đập nhanh.

Lần đầu phát hiện hạt vi nhựa ở sâu trong phổi của người sống
Lần đầu phát hiện hạt vi nhựa ở sâu trong phổi của người sống

Các hạt vi nhựa được tìm thấy từ mô của 11 trong số 13 bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật, phổ biến nhất là polypropylene - được sử dụng trong bao bì và ống nhựa, và PET - thường dùng trong chai nhựa đựng đồ uống.