Người từng mắc bệnh, tiêm 1 mũi chưa đủ miễn dịch tránh nhiễm COVID-19

  • 08:09, 03/09/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Nghiên cứu mới cho thấy những người đã từng mắc COVID-19 cũng như những người mới tiêm 1 liều vaccine phòng COVID-19 không có đủ kháng thể để tránh tái nhiễm hoặc nhiễm mới.
Chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Pattani, Thái Lan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Pattani, Thái Lan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Một nghiên cứu mới đây cho thấy người từng mắc COVID-19 và đã tiêm mũi vaccine đầu tiên chưa chắc có hệ miễn dịch tốt để bảo vệ không bị tái nhiễm trong tương lai.
 
Công trình nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học ở Đại học Northwestern (Mỹ) thực hiện và được cống bố trên Tạp chí Scientific Reports mới đây.
 
Nghiên cứu có sự tham gia của 27 người trưởng thành ở khu vực Chicago. Toàn bộ những người này đã được tiêm chủng phòng ngừa COVID-19 với vaccine của hãng Pfizer hoặc Moderna, một vài người trong số này đã từng mắc COVID-19. Họ gửi mẫu máu vào hai thời điểm là từ 2-3 tuần sau mũi tiêm đầu tiên đầu tiên và thứ hai, và hai tháng sau mũi thứ hai.
 
Các nhà nghiên cứu của Đại học Northwestern (Mỹ) đã phân tích các mẫu máu để tìm kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.
 
Giáo sư nhân chủng học Thomas McDade thuộc Viện Nghiên cứu chính sách cho biết sau khi kiểm tra, các mẫu máu thu thập được trong khoảng ba tuần sau mũi tiêm thứ hai cho thấy mức độ ức chế trung bình là 98%, cho thấy mức độ kháng thể trung hòa rất cao.
 
Tuy nhiên, mức độ kháng thể chống lại các biến thể mới nổi thấp hơn đáng kể, dao động từ 67% đến 92%.
 
Ngoài ra, các mẫu máu của những người đã mắc COVID-19 trước đó được thu thập hai tháng sau mũi tiêm thứ hai cho thấy phản ứng kháng thể đã giảm khoảng 20%.
 
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng phát hiện rằng trong số người tham gia mắc COVID-19, những người có nhiều triệu chứng bệnh thì có phản ứng miễn dịch với vaccine mạnh hơn những người có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.
 
Giáo sư McDade nhấn mạnh nhiều người, thậm chí cả y bác sĩ, có thể đang lầm tưởng việc nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ tạo ra khả năng miễn dịch, giúp người bệnh tránh được nguy cơ tái nhiễm.
 
Dựa trên logic này, một số người bị nhiễm trước đó nghĩ rằng họ không cần phải tiêm phòng hoặc chỉ cần tiêm một mũi vaccine của Pfizer hoặc Moderna.
 
Tuy nhiên, nghiên cứu trên cho thấy việc nhiễm virus SARS-CoV-2 trước đó không đảm bảo lượng kháng thể cao, cũng như không đảm bảo phản ứng kháng thể mạnh mẽ với liều vaccine đầu tiên.
 
Đối với những người bị mắc triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, phản ứng kháng thể của họ đối với việc tiêm chủng về cơ bản giống như những người chưa mắc COVID-19 trước đó.
 
Giáo sư McDade cho hay nghiên cứu này được thực hiện trước khi biến thể Delta bùng phát trên thế giới./.
 
Theo Thanh Hương (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Vaccine ngăn ngừa hiệu quả các ca nhiễm biến thể Delta diễn biến nặng
Vaccine ngăn ngừa hiệu quả các ca nhiễm biến thể Delta diễn biến nặng

CDC Mỹ cho biết, từ khi Delta trở thành biến thể áp đảo trong số các ca mắc mới COVID-19 tại Mỹ, hiệu quả của các vaccine ngừa COVID-19 trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhập viện dao động từ 75%- 95%.

Ứng dụng công nghệ cập nhật từ xa chỉ số sức khỏe bệnh nhân COVID-19
Ứng dụng công nghệ cập nhật từ xa chỉ số sức khỏe bệnh nhân COVID-19

Nếu tình trạng của bệnh nhân diễn biến xấu, thông số không nằm trong khoảng an toàn cho phép, tín hiệu báo động sẽ được chuyển đến trung tâm ngay lập tức để các bác sỹ kịp thời can thiệp.

Dịch COVID-19: Nam Phi xác định biến thể mới của virus SARS-CoV-2
Dịch COVID-19: Nam Phi xác định biến thể mới của virus SARS-CoV-2

Biến thể này đã phát triển từ C.1, một trong những dòng virus truyền thống đã hoành hành trong làn sóng lây nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Nam Phi vào năm ngoái và được phát hiện lần cuối vào tháng 1-2021.