Internet bị ảnh hưởng vì cáp quang biển AAE-1 lại gặp sự cố

  • 07:09, 07/09/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Sau khi vừa được khắc phục xong đợt giữa tháng Bảy vừa rồi, tuyến cáp quang biển quốc tế AAE-1 lại tiếp tục gặp sự cố.
Ảnh minh họa)
Ảnh minh họa)
Theo thông tin từ Ban quản trị các tuyến cáp quang biển quốc tế, vào lúc 7 giờ 19 phút ngày 4-9-2021, hệ thống cáp biển AAE-1 (Asia-Africa-Europe 1) đã gặp sự cố trên nhánh S1H gây ảnh hưởng đến quá trình kết nối Internet từ Việt Nam đi Singapore.
 
Sự cố trên đã  gây nghẽn hướng kết nối quốc tế vào múi giờ cao điểm nên một số khách hàng có thể gặp hiện tượng truy cập các trang web/ứng dụng quốc tế như Facebook, Youtube, Zoom, tiktok,... bị chậm, chập chờn.
 
Hiện chưa xác định được nguyên nhân và kế hoạch sửa chữa cụ thể.
 
Đại diện Viettel, một trong những đơn vị khai thác tuyến cáp quang này cho biết, để đảm bảo dịch vụ cho khách hàng, nhà mạng này đã bổ sung thêm hơn 900GB dung lượng băng thông quốc tế đồng thời kịp thời điều chỉnh lưu lượng qua các hướng đất liền và cáp biển khác như IA, APG, AAE1 hướng Hong Kong,…
 
Sự cố trên cáp quang biển quốc tế chỉ ảnh hưởng đến tốc độ truy cập các website quốc tế tại một vài thời điểm trong ngày. Riêng các kết nối Internet trong nước vẫn diễn ra bình thường.
 
Đây không phải lần đầu tiên cáp AAE-1 gặp sự cố, đợt cuối tháng 5-2021 tuyến cáp này gặp sự cố và phải đến 12-7 mới được sửa xong. Tuy nhiên chỉ hai tháng sau, tuyến cáp này tiếp tục gặp sự cố chưa rõ nguyên nhân.
 
Là tuyến cáp biển được đưa vào khai thác tháng 7-2017, AAE-1 có vai trò nâng cao chất lượng kết nối hướng châu Âu, Trung Đông cũng như cung cấp bổ sung thêm dung lượng và dự phòng tới hướng kết nối đi HongKong (Trung Quốc) và Singapore. /.
 
Theo Minh Sơn (Vietnam+)

tin liên quan

Thông tin sai lệch trên Facebook có lượt tương tác gấp 6 lần so với thông tin thực tế
Thông tin sai lệch trên Facebook có lượt tương tác gấp 6 lần so với thông tin thực tế

Từ tháng 8-2020 đến tháng 1-2021, các nhà xuất bản tin tức chuyên đăng tải thông tin sai lệch trên Facebook đã nhận được số lượt thích (like), chia sẻ (share) và tương tác (interaction) trên Facebook nhiều hơn gấp 6 lần so với các nguồn tin đáng tin cậy như CNN hay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Phát triển vệ tinh ở Việt Nam: Những cơ hội và thách thức
Phát triển vệ tinh ở Việt Nam: Những cơ hội và thách thức

Các vệ tinh mà Việt Nam đang sở hữu đã đem lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển kinh tế-xã hội; giám sát môi trường, khí tượng, bản đồ, dự báo và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu...

Không cần lấy mẫu dịch, thiết bị AI chẩn đoán COVID-19 trong 10 phút
Không cần lấy mẫu dịch, thiết bị AI chẩn đoán COVID-19 trong 10 phút

Thiết bị xét nghiệm COVID-19 mới, vừa có độ chính xác cao vừa không cần lấy mẫu dịch hầu họng đau đớn, hứa hẹn trở thành tuyến phòng thủ đắc lực tại các bệnh viện.