Container xét nghiệm Covid-19 áp lực âm lưu động đầu tiên ở Việt Nam

  • 08:07, 01/07/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Năm container xét nghiệm lưu động Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam với hàng loạt công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) như hệ thống áp lực âm, tủ an toàn sinh học, bộ lọc HEPA, hệ thống xử lý nước thải, cấp điện lưu động... sẽ được chuyển đến hỗ trợ những địa phương đang có dịch bùng phát.
Hình ảnh nhìn từ bên ngoài của “Phòng xét nghiệm container an toàn sinh học cấp độ 2”.
Hình ảnh nhìn từ bên ngoài của “Phòng xét nghiệm container an toàn sinh học cấp độ 2”.
Những sản phẩm độc đáo nêu trên có tên chính thức là “Phòng xét nghiệm container an toàn sinh học cấp độ 2”, được thiết kế và thi công bởi các nhóm nghiên cứu của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, với sự tài trợ từ Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank).
  Bên trong phòng xét nghiệm và những thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn của WHO.
Bên trong phòng xét nghiệm và những thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn của WHO.
Mỗi phòng xét nghiệm có chi phí hoàn thiện khoảng hai tỷ đồng, được thiết kế theo tiêu chuẩn của WHO và phù hợp các quy định, yêu cầu của Bộ Y tế Việt Nam; tích hợp nhiều công nghệ hiện đại, như: hệ thống áp lực âm, tủ an toàn sinh học, bộ lọc HEPA, hệ thống xử lý nước thải, cấp điện lưu động, giá đỡ chống rung, lò hấp tiệt trùng, tủ lạnh chuyên dụng, hệ thống chuyển mẫu khép kín...
 
Ưu điểm lớn nhất của phòng xét nghiệm container là sự thuận tiện trong di chuyển, khả năng xử lý xét nghiệm tại chỗ, giảm chi phí xây dựng, giảm thiểu các nguy cơ lây lan dịch bệnh và quá tải cho các bệnh viện. Tuy nhiên, vẫn bảo đảm độ chính xác cao, về lâu dài còn có thể hoạt động theo nhiều nhu cầu khác nhau.
  Gói gọn trong chiếc container, nhưng phòng thí nghiệm có đầy đủ hệ thống áp lực âm, tủ an toàn sinh học, bộ lọc HEPA, lò hấp tiệt trùng, tủ lạnh chuyên dụng, hệ thống chuyển mẫu khép kín... cùng nhiều trang thiết bị tối tân.
Gói gọn trong chiếc container, nhưng phòng thí nghiệm có đầy đủ hệ thống áp lực âm, tủ an toàn sinh học, bộ lọc HEPA, lò hấp tiệt trùng, tủ lạnh chuyên dụng, hệ thống chuyển mẫu khép kín... cùng nhiều trang thiết bị tối tân.
Trên thế giới, những mô hình tương tự có chi phí sản xuất rất cao, thường lên tới hơn 20 tỷ đồng/container. Lần đầu xuất hiện tại nước ta, làm ra bởi bàn tay người Việt Nam, mô hình không những tiết kiệm đáng kể chi phí, mà còn được cải tiến hiện đại, hiệu quả hơn. Đơn cử như việc tích hợp hệ thống RT-LAMP của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương, giúp tăng khả năng xét nghiệm của phòng thí nghiệm lên 3.600 mẫu đơn/36 nghìn mẫu gộp mỗi ngày.
 
“Phòng xét nghiệm container an toàn sinh học cấp độ 2” đã được đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam với nhóm tác giả: ông Nguyễn Hữu Tú (Tổng Thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam), bà Trịnh Thị Thanh Hương (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), ông Phạm Anh Tuấn (Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec); được cam kết chia sẻ rộng rãi cho tất cả các địa phương, tổ chức để phục vụ công tác phòng, chống dịch.
  Tiến sĩ Hà Anh Đức, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam (thứ hai từ trái qua) cùng nhóm tác giả tham quan hai phòng thí nghiệm container sẽ được vận chuyển đến tỉnh Phú Yên và TP Hồ Chí Minh trong sáng 30-6.
Tiến sĩ Hà Anh Đức, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam (thứ hai từ trái qua) cùng nhóm tác giả tham quan hai phòng thí nghiệm container sẽ được vận chuyển đến tỉnh Phú Yên và TP Hồ Chí Minh trong sáng 30-6.
Trong quá trình đánh giá, kiểm định chất lượng lần cuối vào sáng nay 30-6, Tiến sĩ Hà Anh Đức, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cho biết, khoảng ba tuần qua, các nhóm nghiên cứu đã hoàn thành năm phòng thí nghiệm container, bảo đảm các tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp điều kiện đường xá, giao thông ở nhiều địa phương của nước ta.
 
“Bước đầu, phòng thí nghiệm sẽ được vận chuyển tới tỉnh Phú Yên và TP Hồ Chí Minh. Thời gian tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động các nguồn lực để triển khai thêm nhiều mô hình hiệu quả, chung tay cùng cả nước phòng, chống dịch như xe vận chuyển vaccine, trung tâm tiêm chủng lưu động”, Tiến sĩ Hà Anh Đức chia sẻ.
  Phòng thí nghiệm container được vận chuyển đến hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch Covid-19.
Phòng thí nghiệm container được vận chuyển đến hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch Covid-19.

Theo Báo Nhân Dân

tin liên quan

EU và WHO ra mắt công cụ đánh giá hiệu quả truy vết tiếp xúc
EU và WHO ra mắt công cụ đánh giá hiệu quả truy vết tiếp xúc

Công cụ này cũng sẽ đánh giá các giải pháp truy vết đã hỗ trợ ở mức độ nào đối với các chiến lược truy vết COVID-19 mà các nước đã áp dụng.

Giãn cách mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 giúp tăng miễn dịch?
Giãn cách mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 giúp tăng miễn dịch?

Theo nghiên cứu sơ bộ, phản ứng miễn dịch sẽ tăng lên nếu như khoảng cách giữa mũi tiêm đầu tiên và mũi thứ hai của vaccine của hãng AstraZeneca lên tới 45 tuần.

Nghiên cứu mới: Virus Corona đã gây đại dịch từ cách đây 20.000 năm
Nghiên cứu mới: Virus Corona đã gây đại dịch từ cách đây 20.000 năm

Có các dấu vết cho thấy người dân tại khu vực Đông Á đã thích nghi với một chủng virus corona từ thời cổ đại và các gene của họ phát triển đột biến kháng virus từ khoảng 20.000-25.000 năm trước đây.