EU và WHO ra mắt công cụ đánh giá hiệu quả truy vết tiếp xúc

  • 08:06, 30/06/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Công cụ này cũng sẽ đánh giá các giải pháp truy vết đã hỗ trợ ở mức độ nào đối với các chiến lược truy vết COVID-19 mà các nước đã áp dụng.
 Kiểm tra thân nhiệt trước khi vào dự một sự kiện ở Tây Ban Nha. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Kiểm tra thân nhiệt trước khi vào dự một sự kiện ở Tây Ban Nha. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) và văn phòng khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phát triển một công cụ để đánh giá hiệu quả của các biện pháp truy vết tiếp xúc đối với sức khỏe cộng đồng.
 
Theo thông báo ngày 28/6 của ECDC, công cụ này được mô tả như một khung chỉ số, sẽ cung cấp cho các nước phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn để đánh giá việc sử dụng các giải pháp truy vết kỹ thuật số.
 
Công cụ này cũng sẽ đánh giá các giải pháp truy vết đã hỗ trợ ở mức độ nào đối với các chiến lược truy vết COVID-19 mà các nước đã áp dụng.
 
Trong bối cảnh đại dịch bùng phát, các nước trên thế giới đã sử dụng các công nghệ tiên tiến để hỗ trợ việc thực hiện các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng.
 
Truy vết kỹ thuật số, bằng cách sử dụng điện thoại thông minh hoặc các thiết bị khác phát hiện các cuộc tiếp xúc giữa các cá nhân và sau đó đưa ra cảnh báo, đã nổi lên như một phương tiện hỗ trợ mới cho các chương trình truy vết tiếp xúc.
 
Theo giới chức WHO và ECDC, khung chỉ số mới cung cấp cho các nước cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa để thu thập bằng chứng và đánh giá đóng góp mà công nghệ truy vết kỹ thuật số đã mang lại cho các nỗ lực truy vết tiếp xúc với COVID-19 ở quy mô lớn.
 
Điều quan trọng là phải đánh giá hiệu quả của biện pháp truy vết đối với sức khỏe cộng đồng, từ đó tìm cách sử dụng công nghệ này một cách tốt nhất, đặc biệt là áp dụng cho các đại dịch có thể xảy đến trong tương lai./.
 
Theo Ngọc Hà (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Giãn cách mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 giúp tăng miễn dịch?
Giãn cách mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 giúp tăng miễn dịch?

Theo nghiên cứu sơ bộ, phản ứng miễn dịch sẽ tăng lên nếu như khoảng cách giữa mũi tiêm đầu tiên và mũi thứ hai của vaccine của hãng AstraZeneca lên tới 45 tuần.

Nghiên cứu mới: Virus Corona đã gây đại dịch từ cách đây 20.000 năm
Nghiên cứu mới: Virus Corona đã gây đại dịch từ cách đây 20.000 năm

Có các dấu vết cho thấy người dân tại khu vực Đông Á đã thích nghi với một chủng virus corona từ thời cổ đại và các gene của họ phát triển đột biến kháng virus từ khoảng 20.000-25.000 năm trước đây.

5 bước ứng cứu, xử lý sự cố tấn công mạng vào báo điện tử tại Việt Nam
5 bước ứng cứu, xử lý sự cố tấn công mạng vào báo điện tử tại Việt Nam

Theo quy trình ứng cứu, xử lý sự cố tấn công mạng, tổng thời gian từ lúc phát hiện sự cố đến lúc hoàn thành ứng cứu ban đầu tối đa là 33 giờ.