Dịch COVID-19: Khẩu trang trùm cổ ít có tác dụng ngăn giọt bắn

  • 08:09, 13/09/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Nghiên cứu cho thấy khẩu trang trùm cổ ít tác dụng nhất trong việc ngăn giọt bắn, thậm chí còn tạo ra nhiều giọt bắn hơn ngay cả khi người nói không đeo khẩu trang.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Yangon, Myanmar, ngày 26-8-2020. (Ảnh: THX/TTXVN)
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Yangon, Myanmar, ngày 26-8-2020. (Ảnh: THX/TTXVN)
Thông qua việc đánh giá tính hiệu quả của các loại khẩu trang khác nhau trong việc ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Duke của Mỹ phát hiện khẩu trang trùm cổ có tác dụng ít nhất, trong khi khẩu trang N95, khẩu trang y tế hay khẩu trang vải lại là sự lựa chọn tốt nhất trong việc bảo vệ sức khỏe.
 
Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, cùng với tốc độ lây lan nhanh chóng, nhiều nước trên thế giới đã bắt buộc người dân đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng.
 
Tuy nhiên, do nguồn cung thiếu, nên nhiều người đã chọn các khẩu trang tự chế hay các giải pháp khác thay thế khẩu trang để bảo vệ chính mình.
 
Chính do đó, các chuyên gia Đại học Duke đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của các loại khẩu trang trong việc ngăn giọt bắn trong quá trình giao tiếp - vốn được cho là tác nhân lây truyền bệnh.
 
Các nhà nghiên cứu đã lắp một chùm tia laser trong một chiếc hộp tối để chiếu vào các giọt bắn của người nói khi họ nói thông qua một lỗ trên hộp.
 
Một chiếc camera được đặt ở đầu bên kia chiếc hộp đã thu nhận hình ảnh những giọt bắn này.
 
14 khẩu trang thông dụng đã được thử nghiệm, trong khi các nhà nghiên cứu đã sử dụng thuật toán máy tính để đếm số lượng các giọt bắn trong hình ảnh được camera thu lại.
 
Kết quả cho thấy khẩu trang trùm cổ - thường được những người chạy ngoài trời sử dụng, có ít tác dụng nhất trong việc ngăn giọt bắn, thậm chí còn tạo ra nhiều giọt bắn hơn ngay cả khi người nói không đeo khẩu trang.
 
Các tác giả của nghiên cứu lý giải nguyên nhân dẫn tới điều này có thể do sợi vải của khẩu trang trùm cổ làm vỡ các giọt bắn to thành những giọt nhỏ hơn, thường tồn tại lâu hơn và dễ bay đi hơn trong không khí. Vì vậy, việc đeo khẩu trang trùm cổ có thể không mang lại tác dụng.
 
Việc sử dụng khăn rằn, khăn tay hoặc mũ trùm đầu cổ cũng không mang lại nhiều tác dụng.
 
Trong khi đó, khẩu trang N95 được cho là mang lại hiệu quả nhất, tiếp đó là khẩu trang y tế dùng một lần làm từ vải không dệt.
 
Đứng thứ 3 về hiệu quả phòng, chống COVID-19 là khẩu trang có hai lớp cotton và một lớp làm từ sợi tổng hợp.
 
Nghiên cứu này vừa được đăng trên tạp chí Science Advances./.
 
Theo Ngọc Hà (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh du lịch
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh du lịch

(QBĐT) - Ngày 11-9, Công an tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo khoa học đề tài cấp tỉnh "Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong tình hình hiện nay" do Thượng tá, Tiến sỹ Hoàng Giang Nam, Trưởng phòng PX05 chủ nhiệm đề tài. 

Hỗ trợ thanh niên làm chủ khoa học công nghệ
Hỗ trợ thanh niên làm chủ khoa học công nghệ

(QBĐT) - Khoa học công nghệ (KHCN) luôn được xác định giữ vai trò then chốt, là một bộ phận nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Tỉnh đoàn Quảng Bình đã và đang chú trọng vận động thanh niên đưa khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Hệ thống thông minh mới giúp giảm tiếng ồn đô thị cho các căn hộ
Hệ thống thông minh mới giúp giảm tiếng ồn đô thị cho các căn hộ

Theo phát minh mới, 24 chiếc loa nhỏ sẽ được đặt trên tấm lưới kim loại của một cửa sổ đang mở để tạo ra thứ mà các nhà nghiên cứu gọi là "lá chắn âm thanh."