Triển vọng điều chế vaccine ngừa COVID-19 vẫn mù mờ

  • 08:05, 22/05/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Trong bối cảnh các loại vaccine phòng ngừa dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 được đẩy nhanh phát triển, các nhà khoa học đang có được cái nhìn đầu tiên về các dữ liệu cho thấy các loại vaccine khác nhau sẽ mang lại hiệu quả ra sao. Tuy nhiên đến nay, bức tranh vẫn khá mù mờ.
 Vaccine phòng COVID-19 được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại Rockville, Maryland, Mỹ ngày 20-3-2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Vaccine phòng COVID-19 được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại Rockville, Maryland, Mỹ ngày 20-3-2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Công ty công nghệ sinh học Moderna của Mỹ vừa công bố dữ liệu đầu tiên từ một cuộc thử nghiệm ở người. Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna đã kích thích cơ thể tạo ra kháng thể ở người. Trong khi đó, với các thử nghiệm trên loài chuột, vaccine này đã bảo vệ chúng không mắc bệnh viêm phổi do SARS-CoV-2 gây ra. Kết quả mà công ty Moderna công bố trong cuộc họp báo được xem là dấu hiệu tích cực và khiến giá cổ phiếu tăng lên.
 
Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng, do các dữ liệu chưa được công bố nên chúng thiếu các chi tiết cần thiết để đưa ra các đánh giá thích đáng về các tuyên bố đó. Các thử nghiệm vaccine khác cho thấy chúng đã giúp ngăn ngừa phổi của các chú khỉ không bị tổn thương trước SARS-CoV-2 nhưng chưa thể hiệu quả trên một số bộ phận khác của cơ thể. 
 
Một vaccine khác đang được phát triển tại Đại học Oxford của Anh, hiện cũng đang được thử nghiệm ở người, đã bảo vệ 6 chú khỉ không bị viêm phổi, nhưng mũi của chúng vẫn là ổ dịch chứa virus như ở các chú khỉ không được tiêm vaccine, theo  nghiên cứu công bố hồi tuần trước. Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc cũng thông báo kết quả tương tự về về các thử nghiệm vaccine trên động vật của họ.
 
Bất luận nhiều điều chưa chắc chắn, cả 3 nhóm nhà khoa học này đều vẫn thúc đẩy các thử nghiệm lâm sàng. Các nghiên cứu sớm này chủ yếu nhằm thử nghiệm độ an toàn, nhưng các thử nghiệm lâm sàng ở quy mô lớn hơn nhằm xác định liệu các vaccine này có thực sự ngừa COVID-19 ở người hay không sẽ được báo cáo trong các tháng tới.
 
Tuy nhiên, dữ liệu ban đầu cho thấy một số “manh mối” rằng các vaccine ngừa COVID-19 có thể tạo ra kháng thể mạnh mẽ. Các nhà khoa học cho rằng các dữ liệu thử nghiệm trên động vật có thể rất quan trọng để tìm hiểu xem các vaccine COVID-19 hiệu quả ra sao, do vậy các “ứng cử viên” vaccine tiềm năng có thể được xác định nhanh chóng và sau đó được điều chế.
 
Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù việc đánh giá kết quả tiềm năng của các vaccine này là rất khó khăn, nhưng các dữ liệu mới nhất về độ an toàn của vaccine có thể được thấy rõ hơn. Vaccine của Moderna tạo ra ít kích ứng và không gây ra vấn đề sức khỏe kéo dài nào ở các tình nguyện viên. Các chú khỉ được tiêm vaccine của Oxford và Sinovac cũng không phát bệnh nghiêm trọng sau khi được tiêm. Đây là mối lo sợ chính bởi vaccine bất hoạt được điều chế để phòng ngừa bệnh SARS (do chủng khác của virus corona gây ra) cho thấy các dấu hiệu đó trên khỉ.
 
Giới khoa học cho rằng các nghiên cứu trên động vật được thực hiện đến nay có thể giúp cho các nhà phát triển vaccine biết thêm nhiều thông tin trước khi thử nghiệm trên người để xác định loại vaccine nào có hiệu quả.
 
Theo Trần Quyên (TTXVN)
 

tin liên quan

Xét nghiệm kháng thể virus không đủ tin cậy trong phỏng đoán miễn dịch
Xét nghiệm kháng thể virus không đủ tin cậy trong phỏng đoán miễn dịch

Các nhà khoa học cho rằng tới nay vẫn có rất ít bằng chứng cho thấy vai trò của các kết quả xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 đối với miễn dịch và khả năng bảo vệ một cá nhân khỏi bị lây nhiễm virus.

Giải thưởng Kovalevskaia tôn vinh tập thể nghiên cứu về dịch cúm
Giải thưởng Kovalevskaia tôn vinh tập thể nghiên cứu về dịch cúm

Từ nhiều năm nay, Giải thưởng Kovalevskaia đã mang một sứ mệnh vô cùng ý nghĩa là tôn vinh, cổ vũ, khuyến khích những đóng góp của nữ tri thức trong nghiên cứu khoa học.

Trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2020 cho ba nhà khoa học
Trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2020 cho ba nhà khoa học

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 được trao tặng cho 3 nhà khoa học thuộc các ngành Khoa học Y Dược, Toán học và Vật lý.