Lý giải nguyên nhân khiến con người khó thức giấc vào sáng mùa Đông

  • 09:05, 26/05/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Các nhà khoa học của Đại học Northwestern (NU), Mỹ, đã tiến hành một nghiên cứu giúp phần nào lý giải vì sao cả ruồi và con người đều khó dậy sớm vào sáng mùa Đông.
Ảnh minh họa. (Nguồn: newshub.co.nz)
Ảnh minh họa. (Nguồn: newshub.co.nz)
Trong quá trình nghiên cứu loài ruồi giấm, các nhà nghiên cứu của Đại học Northwestern (NU), Mỹ, đã xác định được một mạng dây thần kinh có vai trò như "nhiệt kế," giúp chuyển thông tin về nhiệt độ lạnh bên ngoài từ "ăngten" của loài ruồi đến não bộ.
 
Điều này giúp phần nào lý giải vì sao cả ruồi và con người đều khó dậy sớm vào sáng mùa Đông.
 
Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Current Biology số ra ngày 24-5.
 
Các nhà nghiên cứu đã phát triển những công cụ mới và kết hợp sử dụng các nghiên cứu về chức năng, giải phẫu học, các cách tiếp cận giám sát hành vi và di truyền học thần kinh để tiến hành các thí nghiệm với ruồi trong môi trường tự nhiên và ruồi biến đổi gene.
 
Sau khi xác định được những tế bào thần kinh trên, các nhà nghiên cứu đã theo dõi cách chúng tiếp cận mục tiêu bên trong não, và phát hiện các điểm tiếp nhận chính của những thông tin này là một nhóm các tế bào thần kinh.
 
Nhóm này là một phần trong mạng lưới lớn hơn giúp kiểm soát tần suất hoạt động và giấc ngủ.
 
Khi mạng dây thần kinh lạnh được kích hoạt, các tế bào tiếp nhận, vốn thường được kích hoạt bởi ánh sáng buổi sớm, sẽ bị đóng lại.
 
Con người là loài động vật cấp cao luôn kiếm tìm sự thoải mái và mức nhiệt lý tưởng do nhiệt độ trung tâm của cơ thể và nhiệt độ của não có liên hệ mật thiết với việc duy trì giấc ngủ.
 
Sự thay đổi của ánh sáng ban ngày và nhiệt độ theo mùa cũng gắn với sự thay đổi trong giấc ngủ.
 
Theo giáo sư Marco Gallio về sinh học thần kinh thuộc NU, cảm giác nhiệt độ là một trong những mô hình cảm giác cơ bản nhất.
 
Những nguyên tắc mà các nhà nghiên cứu khám phá được khi nghiên cứu não bộ của ruồi như logic và cách tổ chức có thể giống như con người.
 
Dù là ruồi hay người, hệ thống cảm nhận đều phải giải quyết những vấn đề giống nhau, do đó chúng sẽ có cách vận hành tương tự.
 
Việc giảm chất lượng giấc ngủ có thể dẫn đến nhiều hệ quả như mệt mỏi, giảm tập trung, học kém và ảnh hưởng đến sức khỏe.
 
Tuy nhiên, cho tới nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu rõ được cách thức tạo ra giấc ngủ trong não bộ và điều kiện bên ngoài tác động như thế nào tới xu hướng và chất lượng giấc ngủ./.
 
Theo Đặng Ánh (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Ánh nắng Mặt Trời có thể vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2
Ánh nắng Mặt Trời có thể vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2

Virus được nuôi trong một chất lỏng nhân tạo giống với nước bọt của con người, sau đó được phơi trên các tấm thép không gỉ và kết quả là 90% virus trong nước bọt đã bị vô hiệu hóa chỉ sau 6,8 phút.

Nghiên cứu chứng minh trẻ em ít nguy cơ mắc COVID-19 hơn người lớn
Nghiên cứu chứng minh trẻ em ít nguy cơ mắc COVID-19 hơn người lớn

Nghiên cứu chỉ ra trong số 434 trẻ em từ 0-18 tuổi được đưa vào một bệnh viện ở Australia với triệu chứng tương tự COVID-19, chỉ có bốn em cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

Triển vọng điều chế vaccine ngừa COVID-19 vẫn mù mờ
Triển vọng điều chế vaccine ngừa COVID-19 vẫn mù mờ

Trong bối cảnh các loại vaccine phòng ngừa dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 được đẩy nhanh phát triển, các nhà khoa học đang có được cái nhìn đầu tiên về các dữ liệu cho thấy các loại vaccine khác nhau sẽ mang lại hiệu quả ra sao. Tuy nhiên đến nay, bức tranh vẫn khá mù mờ.