WHO gia nhập TikTok để ngăn chặn thông tin sai lệch về COVID-19

  • 02:03, 03/03/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Sự ra mắt tài khoản TikTok là một phần trong công việc của WHO để cung cấp thông tin chính xác liên quan đến COVID-19 cho mọi người.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Rappler)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Rappler)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra mắt tài khoản TikTok vào thứ Sáu 28/2 trong nỗ lực ngăn chặn thông tin sai lệch về dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới (COVID-19).
 
Trong video đầu tiên của WHO, Benedetta Allegranzi, trưởng nhóm kỹ thuật về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng, mô tả các biện pháp mọi người có thể thực hiện để bảo vệ bản thân khỏi virus SARS-CoV-2 và hướng dẫn đến trang web của tổ chức này để biết thêm thông tin.
 
"Chúng tôi đang tham gia [TikTok] để cung cấp cho bạn lời khuyên về sức khỏe cộng đồng đáng tin cậy và kịp thời," WHO viết trong phần mô tả của video đầu tiên.
 
TikTok đã tràn ngập các meme (các trào lưu bắt chước) về COVID-19 trong vài tuần qua, với một số người dùng giả vờ bị nhiễm bệnh. Trong một trường hợp, một thiếu niên đã làm một video cho thấy người bạn của thiếu niên này là người Canada đầu tiên được xác nhận đã nhiễm virus.
 
Sự ra mắt tài khoản TikTok là một phần trong công việc của WHO để cung cấp thông tin chính xác liên quan đến COVID-19 cho mọi người.
 
Theo MIT Technology Review, WHO và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đang hợp tác với các nền tảng như Facebook, Twitter, Tencent và TikTok để ngăn chặn phát tán thông tin sai lệch về COVID-19.
 
Thông tin từ WHO đã đứng đầu kết quả của Google cho các truy vấn tìm kiếm về SARS-CoV-2. Người dùng Facebook sẽ gặp các thông báo hướng dẫn họ truy cập các trang web của chính phủ để biết thông tin về virus trên nguồn cấp tin tức.
 
Người dùng Twitter thấy một thông báo hướng dẫn truy cập trang web của CDC, để biết thông tin tốt nhất về COVID-19, khi họ tìm kiếm nội dung liên quan đến virus.
 
TikTok cũng liên kết người dùng tìm kiếm nội dung liên quan COVID-19 đến trang web của WHO.
 
WHO cũng đã có những bước tiến để đăng thông tin COVID-19 chính xác lên các tài khoản truyền thông xã hội khác như Instagram. Nguồn cấp dữ liệu Instagram của tổ chức này chứa đầy các thông tin đồ họa (infographics) phác thảo cách mọi người có thể tự bảo vệ mình khỏi virus./.
 
 
 Theo Việt Đức (Vietnam+) 

tin liên quan

Phát triển hệ thống cảnh báo sớm COVID-19 ở Việt Nam và trên toàn cầu
Phát triển hệ thống cảnh báo sớm COVID-19 ở Việt Nam và trên toàn cầu

Hệ thống cảnh báo nguy cơ dịch bệnh COVID-19 toàn cầu nhằm cung cấp các thông tin phân tích về nguy cơ dịch bệnh và khả năng đáp ứng của các quốc gia.

Các chuyên gia Nhật Bản huấn luyện giun phát hiện bệnh ung thư
Các chuyên gia Nhật Bản huấn luyện giun phát hiện bệnh ung thư

Các nhà khoa học tại Nhật Bản đã tạo ra bộ dụng cụ sinh học độc nhất vô nhị có thể phát hiện 15 dạng ung thư khác nhau với độ chính xác 85%, chi phí chưa đến 90 USD (khoảng 2 triệu đồng) từ một loài ký sinh trùng. 

Chuyên gia Trung Quốc: Virus corona chủ yếu tấn công phổi người
Chuyên gia Trung Quốc: Virus corona chủ yếu tấn công phổi người

Theo kết quả khám nghiệm tử thi bệnh nhân đầu tử vong do COVID-19, virus này chủ yếu tấn công phổi trong khi không có đủ bằng chứng về mức tổn hại do virus này gây ra cho các cơ quan khác của cơ thể.