Thuốc kháng virus Remdesivir làm tăng hy vọng sản xuất vaccine COVID-19

  • 03:02, 14/02/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Các nhà nghiên cứu Mỹ hy vọng rằng thuốc chống virus Remdesivir đang được thử nghiệm lâm sàng ở Trung Quốc có thể có hiệu quả ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 (nCov) do chủng mới của virus Corona gây ra.
Các nhà nghiên cứu Mỹ hy vọng thuốc ngừa virus ở khỉ có thể điều trị thành công dịch COVID-19 (nCoV) ở người. Ảnh: Reuters.
Các nhà nghiên cứu Mỹ hy vọng thuốc ngừa virus ở khỉ có thể điều trị thành công dịch COVID-19 (nCoV) ở người. Ảnh: Reuters.
Hãng tin Reuters (Anh) dẫn nguồn báo cáo nghiên cứu được công bố trong Tập san của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ hôm 13-2 cho biết Công ty dược phẩm Gilead Science đã thử nghiệm thuốc kháng virus Remdesivir và kết quả cho thấy loại thuốc này có thể ngăn ngừa bệnh và giảm mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng trên những con khỉ mắc Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) – một căn bệnh truyền nhiễm có liên quan tới chủng virus Corona bắt nguồn từ Trung Quốc.
 
Các nhà khoa học của Viện các bệnh Truyền nhiễm và Dị ứng Quốc gia Mỹ (NIAID) đã thử nghiệm thuốc kháng virus Remdesivir 24 giờ trước khi khỉ bị nhiễm virus MERS và một nhóm những con khỉ khác 12 giờ sau khi bị nhiễm bệnh – khoảng thời gian virus ở khỉ hoạt động mạnh nhất. Hai nhóm khỉ thử nghiệm này sau đó sẽ được đối chiếu với những con khỉ không được điều trị trong một nhóm kiểm soát. Nghiên cứu này được hỗ trợ một phần bởi Cơ quan nghiên cứu và phát triển tiến bộ y sinh học (BARDA) thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ.
 
Sau 6 ngày, kết quả cho thấy tất cả các động vật không được điều trị đã nhiễm bệnh. Những con khỉ được điều trị trước khi bị nhiễm bệnh không có dấu hiệu mắc bệnh, có mức độ virus thấp hơn trong phổi và không bị tổn thương phổi.
 
Các con khỉ được điều trị sau khi nhiễm bệnh cũng có những triệu chứng tốt hơn. Chúng mắc bệnh ít nghiêm trọng hơn, mức độ virus trong phổi cũng thấp hơn và phổi bị tổn thương ít nghiêm trọng hơn, các nhà nghiên cứu cho biết.
 
Đã có nhiều loại thuốc được thử nghiệm thành công ở khỉ nhưng thất bại ở người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện này ít nhất sẽ tiếp thêm hy vọng cho các nghiên cứu đang được tiến hành ở Trung Quốc và sử dụng thuốc cho những bệnh nhân mắc bệnh nặng.
 
Tiến sĩ Marie-Paule Kieny, nhà virus học từng làm cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người đồng chủ trì một diễn đàn nghiên cứu tại Geneva, cho biết các nhà nghiên cứu Trung Quốc sẽ sớm bắt đầu thử nghiệm thuốc trên bệnh nhân, nhưng có thể vài tuần nữa họ mới chắc chắn rằng thuốc có tác dụng trên người hay không.
 
Thuốc Remdesivir trước đây đã được chứng minh có khả năng bảo vệ những con khỉ khỏi virus Ebola, nhưng nó không có khả năng ngừa virus Ebola ở người. “Loại thuốc này không được thử nghiệm thành công ở Ebola, nhưng có một dấu hiệu cho thấy nó có thể ngăn ngừa thành công virus Corona”, Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện các bệnh Truyền nhiễm và Dị ứng Quốc gia Mỹ, cho biết.
 
Dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán từ tháng 12-2020 đã lan ra 26 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tính đến sáng 14-2, toàn thế giới đã ghi nhận 64.429 số người nhiễm bệnh, 1.383 ca tử vong và 7.080 người bình phục. Ba ca tử vong được ghi nhận ngoài Trung Quốc đại lục là một người đàn ông Vũ Hán ở Philippines, một người đàn ông ở Hong Kong và một cụ bà ở Nhật Bản.
 
Theo Hải Vân (Báo Tin tức)

tin liên quan

Tín hiệu vô tuyến bí ẩn từ không gian lặp liên tục 16 ngày một lần
Tín hiệu vô tuyến bí ẩn từ không gian lặp liên tục 16 ngày một lần

Lần đầu tiên giới khoa học nhận thấy tín hiệu vô tuyến phát ra từ một nguồn bí ẩn cách xa Trái Đất nửa tỷ năm ánh sáng đang lặp đi lặp lại theo chu kỳ.

Các nhà khoa học Brazil phát hiện chủng virus mới có nguồn gốc amip
Các nhà khoa học Brazil phát hiện chủng virus mới có nguồn gốc amip

Các nhà khoa học Brazil thông báo phát hiện một chủng virus mới đặt tên là Yaravirus có nguồn gốc amip với 90% số gene trong đó chưa từng được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu khoa học trước đây

An toàn Internet giữa bão 'virus số'
An toàn Internet giữa bão 'virus số'

Khởi nguồn từ một sáng kiến trong dự án Biên giới An toàn của Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2004, Ngày An toàn Internet (Safer Internet Day) hiện đã vượt qua mọi biên giới địa lý và được kỷ niệm thường niên vào tháng 2 tại gần 150 nước trên toàn thế giới.