Khỉ cũng có giọng địa phương và 'pha tiếng' như người

  • 01:10, 27/10/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Hóa ra, giọng địa phương không chỉ có ở con người mà còn có ở linh trưởng sau khi các nhà khoa học phát hiện loài khỉ biết 'pha tiếng' khi đến vùng khác sống.
Một con khỉ nếu được đưa đến nơi khác cũng sẽ ‘bắt chước’ cách kêu của những con khỉ địa phương ấy. Sự
Một con khỉ nếu được đưa đến nơi khác cũng sẽ ‘bắt chước’ cách kêu của những con khỉ địa phương ấy. Sự "pha giọng" này giống như ở con người - Ảnh: GETTY
Các nhà nghiên cứu của Đại học Zurich (Thụy Sĩ) đã hết sức bất ngờ khi phát hiện một con khỉ Marmoset bắt chước giọng khỉ địa phương chỉ trong vài tuần kể từ khi họ chuyển nó đến vùng lãnh thổ mới. Đây là lần đâu tiên khoa học biết đến sự "pha giọng" hay "pha tiếng" của loài linh trưởng.
 
Trên tạp chí Plos One, các nhà nghiên cứu cho biết giống con người, những con khỉ Marmoset mẹ nuôi dạy con với sự giúp đỡ của cả bầy. Và đó có thể là một lý do khiến những con khỉ thấy cần phải bắt chước tiếng kêu để gần gũi nhóm mới hơn.
 
Theo tiến sĩ Judith Burkart, thành viên nhóm nghiên cứu, một số âm thanh mà khỉ Marmoset phát ra con người không thể thấy được sự khác biệt, nhưng những con khỉ sống khác cùng nhau dễ dàng nhận ra.
 
Để xác định được lý do tại sao cùng là giống khỉ Marmoset nhưng âm thanh khi gọi bầy của những con khỉ ở Tây Ban Nha, Ý, Thụy Sĩ lại khác nhau, nhóm nghiên cứu đã phân tích tiếng kêu của các con khỉ Marmoset khỏe mạnh sống trong nhóm 3-15 con trước và sau khi chuyển chúng đến một địa phương mới và nhận ra có sự thay đổi phương ngữ rõ rệt trong thời gian ngắn.
 
"Điều đó có nghĩa là nếu phương ngữ của khỉ Marmoset được xác định về mặt di truyền, thì việc di chuyển đến một địa điểm mới sẽ không gây ra bất kỳ thay đổi nào trong tiếng kêu", nhà nghiên cứu Yvonne Zurcher từ Đại học Zurich cho biết.
 
Nhưng những thay đổi này cũng không thể giải thích bằng sự khác biệt trong môi trường sống.
 
Một yếu tố được các nhà nghiên cứu tin tưởng hơn đó là ảnh hưởng về mặt xã hội. Bởi vì, những con khỉ Marmoset đực sống trong nhóm từ lúc sinh ra cho đến khi chúng trưởng thành có một phương ngữ giống những con trong bầy đó. 
 
Nhưng khi chúng rời đi để tìm con cái sinh sản thì sẽ thay đổi phương ngữ. Điều đó có thể là một cách để báo hiệu sự quan tâm của chúng đối với nhóm mới và tăng cơ hội gặp gỡ bầy đàn mới.
 
"Giống như con người, khỉ nhận ra sự quan trọng của sự giao tiếp trong nhóm. Thay đổi ngôn ngữ giống với nhóm mới là một cách để 'làm thân' dễ dàng hơn", tiến sĩ Judith Burkart nói.
 
Theo các nhà nghiên cứu, đây có thể là ví dụ điển hình để hiểu về nguồn gốc của ngôn ngữ, cách mà các loại ngôn ngữ được hình thành. 
 
Hiện nhóm vẫn đang nghiên cứu rõ ràng nguyên nhân của sự "pha tiếng" của những con khỉ này.
 
MINH HẢI (tổng hợp)
Theo Tuổi trẻ 
 

tin liên quan

Lầu Năm Góc chọn Microsoft cho dự án điện toán đám mây 10 tỷ USD
Lầu Năm Góc chọn Microsoft cho dự án điện toán đám mây 10 tỷ USD
Microsoft đã giành được hợp đồng quân sự nằm trong dự án đầu tư của Bộ Quốc phòng Mỹ có tên gọi là Joint Enterprise Defense Infrastructure (JEDI).
 
Yêu cầu rà soát game online có bản đồ đường lưỡi bò phi pháp
Yêu cầu rà soát game online có bản đồ đường lưỡi bò phi pháp

Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo về tình trạng một số doanh nghiệp Trung Quốc lợi dụng đưa các bản đồ phi pháp vào trong các sản phẩm văn hóa, trong đó có cả các trò chơi điện tử trên mạng.

Sao Thổ trở thành 'Vua mặt trăng' mới của vũ trụ
Sao Thổ trở thành 'Vua mặt trăng' mới của vũ trụ
Các nhà thiên văn học vừa tìm thấy 20 mặt trăng mới quay quanh sao Thổ, giúp hành tinh này lên nắm giữ ngôi đầu về số lượng Mặt trăng. Trước đó, sao Mộc giữ vị trí này với 79 mặt trăng quay quanh mình.