Nga công bố chạy đua xây trạm không gian Mặt trăng

  • 04:11, 29/11/2018
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Chuẩn bị bước sang thập niên thứ 3 của thế kỷ 21, nhân loại một lần nữa rục rịch quay lại Mặt trăng. Lần này ai sẽ tới đích đầu tiên?
Một ý tưởng thiết kế trạm không gian trên quỹ đạo Mặt trăng - Ảnh: CBC
Một ý tưởng thiết kế trạm không gian trên quỹ đạo Mặt trăng - Ảnh: CBC
Theo Hãng tin RIA Novosti, ông Evgeniy Mikrin - tổng công trình sư các tổ hợp có người lái của Nga, đề xuất xây trạm không gian quốc gia đầu tiên của Nga trên quỹ đạo Mặt trăng vào năm 2025.
 
Theo tài liệu "Lộ trình thực hiện chương trình Mặt trăng" do ông Mikrin trình bày tại hội thảo kỷ niệm 20 năm Trạm không gian quốc tế diễn ra tuần trước ở Matxcơva, mođun cơ sở của trạm không gian Mặt trăng sẽ được phóng vào thời điểm cuối năm 2025, tức 7 năm nữa.
 
Trong năm tiếp theo, tức 2026, phi thuyền không gian từ Trái đất sẽ tiếp tục chở các mođun cất - hạ cánh để các phi hành gia có thể đổ bộ xuống bề mặt vệ tinh gần nhất của địa cầu.
 
Trước đó, Nga dự kiến xây trạm Mặt trăng trong khoảng thời gian từ năm 2030 đến 2035. Như vậy công bố của ông Evgeniy Mikrin là việc tiết lộ thời điểm cụ thể được đề xuất và sớm hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu.
 
Theo tổng công trình sư Mikrin, trạm Mặt trăng bao gồm nhiều mođun lắp ghép lại với nhau, các mođun này sẽ được thử nghiệm trước trên quỹ đạo Trái đất trong giai đoạn Nga hoàn thành phần đóng góp của mình cho Trạm không gian quốc tế.
 
Riêng mođun cơ sở sẽ được thiết kế dựa trên modun chính của Trạm quốc tế với các trạm nối, mođun năng lượng và modun đẩy.
 
Theo RIA, lãnh đạo Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) - ông Dmitri Rogozin, thông báo trong 3 tháng tới, cơ quan này sẽ bắt tay cùng Viện hàn lâm Khoa học Nga vạch ra "kim chỉ nam" cho chương trình Mặt trăng dựa trên đóng góp của các ý kiến khoa học.
 
Trong một diễn biến khác, trong khuôn khổ bản ghi nhớ ký kết giữa Roscosmos và Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), công tác thiết kế trạm không gian Mặt trăng thuộc dự án "Deep Space Gateway" cũng đang được tiến hành song song.
 
Theo PHÚC LONG (Tuổi trẻ)

tin liên quan

Thiết bị mới giúp người liệt soạn văn bản bằng ý nghĩ
Thiết bị mới giúp người liệt soạn văn bản bằng ý nghĩ
Các nhà khoa học Mỹ vừa phát triển thành công thiết bị cho phép người bị liệt sử dụng suy nghĩ của mình để thực hiện một số hành động mà trước đó chưa bao giờ nghĩ có thể làm được.
 
5 quan niệm sai lầm về bảo mật đám mây
5 quan niệm sai lầm về bảo mật đám mây
Theo báo cáo của Forcepoint, các doanh nghiệp đang chuyển sang bảo mật dựa trên đám mây để linh hoạt hơn và giảm độ phức tạp, nhưng một số quan niệm sai lầm vẫn tồn tại.
 
Phần mềm chống gian lận trong thi cử đầu tiên của Việt Nam
Phần mềm chống gian lận trong thi cử đầu tiên của Việt Nam

Sinh ra trong gia đình cha mẹ đều là giáo viên dậy toán, Lê Yên Thanh (sinh năm 1994, An Giang), sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) sớm được rèn luyện và phát triển khả năng học toán.