Học sinh cả nước tựu trường sớm nhất vào ngày 29/8, trừ lớp 1

  • 06:08, 06/08/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Chiều 5/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022 - 2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Nhiều trường tư thục ở Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường. Ảnh: AP
Nhiều trường tư thục ở Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường. Ảnh: AP
Theo đó, khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau: Tựu trường sớm nhất trước 1 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
 
Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 2 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Các nhà trường tổ chức khai giảng vào ngày 5/9/2022. Các trường học kết thúc học kỳ I trước ngày 15/1/2023, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5/2023 và kết thúc năm học trước ngày 31/5/2023.  
 
Trường xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30/6/2023; Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31/7/2023.
 
Các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
 
Các địa phương xây dựng kế hoạch thời gian năm học dựa trên các nguyên tắc phải bảo đảm số tuần thực học:
 
Với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần); Với giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông); Với các lớp 8, lớp 9 cấp trung học cơ sở và lớp 11, lớp 12 cấp trung học phổ thông có 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có 16 tuần); Với các lớp 6, 7 cấp THCS và lớp 10 THPT có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
 
Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm. Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương. Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.    
 
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định: Kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên phù hợp với thực tiễn của địa phương.
 
Trong trường hợp ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, thời gian tựu trường và thời gian kéo dài năm học không quá 15 ngày so với quy định để bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Các trường hợp đặc biệt phát sinh khác báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi thực hiện.
 
 Giám đốc Sở GD&ĐT được quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù; bảo đảm thời gian nghỉ của giáo viên trong năm học.
Theo Lê Vân/Báo Tin tức

tin liên quan

Điểm mới trong chương trình lớp 3, lớp 7, lớp 10 từ năm học 2022-2023
Điểm mới trong chương trình lớp 3, lớp 7, lớp 10 từ năm học 2022-2023

So với chương trình hiện hành, chương trình giáo dục mới có một số điều chỉnh nhằm hướng tới mục tiêu phát triển phẩm chất và những năng lực cốt lõi cho học sinh.

Đảm bảo cung ứng sách giáo khoa đầy đủ, kịp thời cho năm học mới
Đảm bảo cung ứng sách giáo khoa đầy đủ, kịp thời cho năm học mới

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc lựa chọn sách giáo khoa mới của các địa phương phải hoàn thành trước khai giảng năm học mới tối thiểu 5 tháng (tức là trước 5/4).

Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh Lịch sử trở thành môn học bắt buộc
Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh Lịch sử trở thành môn học bắt buộc

Ngày 3/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 (gọi tắt là Chương trình giáo dục phổ thông 2018).