Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT đánh giá lại "Chương trình thực nghiệm"

  • 10:11, 23/11/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo đánh giá lại "Chương trình thực nghiệm".
Liên quan đến ý kiến của PGS.TS Nguyễn Kế Hào về kết quả thẩm định các bản mẫu sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1, Toán lớp 1 do GS.TSKH Hồ Ngọc Đại chủ biên, Thủ tướng Chính phủ đã giao đồng chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu kỹ ý kiến của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại, PGS.TS Nguyễn Kế Hào và ý kiến của các chuyên gia, dư luận về "Chương trình thực nghiệm"; chỉ đạo rà soát lại việc thẩm định sách giáo khao nói chung, đánh giá lại "Chương trình thực nghiệm" và tổ chức đối thoại, tiếp thu trên tinh thần cầu thị, xây dựng, đúng pháp luật.
 
Bắt đầu từ năm học 2020-2021, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai trên cả nước, bắt đầu từ lớp 1. Chương trình mới đòi hỏi sách giáo khoa mới. Bởi vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành thẩm định những bộ sách giáo khoa lớp 1.
 
Hội đồng thẩm định quốc gia về sách giáo khoa đánh giá là “Không đạt” với các bản mẫu sách giáo khoa môn Toán, Tiếng Việt lớp 1 và Đạo đức 1 do GS.TSKH Hồ Ngọc Đại chủ biên. Điều này dẫn đến khả năng là “Chương trình thực nghiệm” phải chấm dứt giảng dạy trong nhà trường sau 40 năm được triển khai.
 
Chỉ tính năm học 2019 - 2020, sách giáo khoa “Công nghệ giáo dục” đã được triển khai ở 48 tỉnh/thành. Trong đó có hơn 920.000 học sinh lớp 1 học theo sách “Tiếng Việt 1” Công nghệ giáo dục. 
 
Ngày 23-9, PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào, đại diện cho cán bộ trung tâm Công nghệ giáo dục viết kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sách Công nghệ giáo dục bị loại.     
 
Trong thư PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào bày tỏ: Bộ sách này không giống sách cải cách giáo dục được triển khai trên phạm vi cả nước năm 1981; không giống sách của chương trình tiểu học năm 2000 được triển khai trên phạm vi cả nước năm 2002, mà đã góp phần tích cực làm lành mạnh và phát triển giáo dục tiểu học trong thập niên 90 của thế kỉ trước cũng như giai đoạn từ năm học 2006 – 2007 đến nay. Bộ sách này không phải là bộ sách cần thay bằng bộ sách mới như sách cải cách hay sách của chương trình tiểu học năm 2000, mà là bộ sách mới được cuộc sống lựa chọn sử dụng.  
 
Theo Phương Nhi (Chinhphu.vn)
 

tin liên quan

Điểm sáng trong phong trào khuyến học, khuyến tài
Điểm sáng trong phong trào khuyến học, khuyến tài

(QBĐT) - Bằng nhiều hình thức hoạt động hiệu quả, công tác khuyến học, khuyến tài ở xã Tân Thủy (huyện Lệ Thủy) ngày càng có nhiều khởi sắc. Qua đó, góp phần nâng cao trình độ dân trí, tiếp sức cho nhiều thế hệ học trò vươn lên trong học tập, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong gia đình, dòng họ, cộng đồng cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, khơi dậy truyền thống hiếu học tại địa phương.

Người thầy giáo miệt mài "cõng chữ" lên non
Người thầy giáo miệt mài "cõng chữ" lên non

(QBĐT) - Đó là thầy giáo Trương Bá Thiểu (SN 1982), tổ trưởng chuyên môn của Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Lâm Thủy (PTDTBT)-nhà giáo duy nhất của tỉnh ta được Sở Giáo dục-Đào tạo chọn tham gia chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2019 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức nhằm tuyên dương những giáo viên tiêu biểu đang công tác, giảng dạy ở các trường học tại những địa bàn khó khăn trong toàn quốc nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

Thầy giáo mê làm thiện nguyện
Thầy giáo mê làm thiện nguyện

(QBĐT) - Đó là thầy giáo Trần Mạnh Hùng (SN 1992) tổ phó chuyên môn, Bí thư Chi đoàn, Thư ký hội đồng Trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) tiểu học và THCS Dân Hóa (huyện Minh Hóa). Là một thầy giáo trẻ nhiệt huyết trong công tác chuyên môn và đam mê làm thiện nguyện, thầy được Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong công tác từ năm học 2016-2017 đến năm học 2018-2019.