Đất và người Quảng Bình
icon facebook Facebook icon phone Liên hệ
icon category Chuyên mục

GS TSKH Nguyễn Ngọc Thành được bầu vào Hội đồng thẩm định chất lượng khoa học Ba Lan

  • 08:06, 10/06/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Vừa qua, Bộ Khoa học và Đại học Ba Lan đã công bố danh sách 141 thành viên Hội đồng thẩm định chất lượng khoa học nhiệm kỳ đầu tiên của nước Cộng hòa Ba Lan. Giáo sư Tiến sĩ khoa học Nguyễn Ngọc Thành (người con của xã Quảng Hưng, Quảng Trạch), Chủ nhiệm Bộ môn Hệ thống thông tin, khoa Công nghệ thông tin và Quản trị, Trường Đại học Bách khoa Wrocław được bầu chọn vào Hội đồng.
Giáo sư TSKH Nguyễn Ngọc Thành. (Ảnh: P.Hòa)
Giáo sư TSKH Nguyễn Ngọc Thành. (Ảnh: P.Hòa)
Hội đồng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6-2019 và là cơ quan trực thuộc Tổng thống Cộng hòa Ba Lan, thay thế cho Hội đồng chức danh Giáo sư cấp nhà nước trước đây. Hội đồng mới này có các trách nhiệm xét phong các danh hiệu Tiến sĩ khoa học và Giáo sư cấp nhà nước (tương tự như Hội đồng Chức danh Giáo sư của Việt Nam); xét trao quyền hạn được phong danh hiệu Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học cho các Hội đồng ngành của các trường đại học và các viện nghiên cứu. Hội đồng có 47 ngành khoa học và nghệ thuật, mỗi ngành có 3 thành viên Hội đồng.
 
Việc bầu thành viên Hội đồng thẩm định chất lượng khoa học được thực hiện trực tiếp, công khai, tiêu chuẩn cơ bản của ứng cử viên phải là Giáo sư cấp nhà nước và là Tiến sĩ khoa học, được các trường đại học hoặc các viện nghiên cứu có đẳng cấp A+, A hoặc B giới thiệu. Công việc bầu chọn diễn ra qua 3 bước, thực hiện trực tuyến trên mạng Internet, với tiêu chí “Bí mật-Trực tiếp-An toàn phiếu bầu”.
 
Giáo sư Nguyễn Ngọc Thành là người có số phiếu bầu cao thứ nhì trong tổng số 9 ứng cử viên của ngành ITC (Công nghệ thông tin và truyền thông). Ông cùng với 2 Giáo sư khác được chọn làm thành viên Hội đồng của ngành này. Đây là việc chưa có tiền lệ, bởi chưa có một người nước ngoài nào lọt vào Hội đồng chức danh Giáo sư cấp nhà nước của Ba Lan.
 
Mai Nhân

tin liên quan

Chuyện làng Tân Kiều đánh biệt kích
Chuyện làng Tân Kiều đánh biệt kích

(QBĐT) - Đêm mùa đông năm 1963, một toán biệt kích nhảy dù xuống làng Tân Kiều, xã Yên Hóa (huyện Minh Hóa) thì bị dân làng phát hiện. Ngay lập tức, dân làng báo cáo lên cấp trên, đồng thời bao vây bắt sống cả 7 tên biệt kích. 

Thầy giáo bản Đoòng
Thầy giáo bản Đoòng

(QBĐT) - Đó là thầy giáo Hoàng Văn Sáu (sinh năm 1968, ở xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch), giáo viên điểm trường bản Đoòng, xã Tân Trạch.

Gặp lại nữ anh hùng trên đèo Đá Đẽo
Gặp lại nữ anh hùng trên đèo Đá Đẽo

(QBĐT) - Trên con đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại năm xưa, đèo Đá Đẽo (giáp ranh giữa huyện Bố Trạch và Minh Hóa) là lằn ranh sinh tử trong những năm ác liệt nhất của chiến tranh. Từ 1965-1972, địch liên tục thả bom hòng cắt đứt tuyến đường chi viện chiến lược.