Ủy ban bầu cử có được cử thêm chức danh thư ký?

  • 11:05, 06/05/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Bạn đọc hỏi: Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử có được cử thêm chức danh Thư ký Ủy ban bầu cử và Thư ký Ban bầu cử để thường xuyên giúp việc cho các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương hay không?
 
Về vấn đề này, báo Tin tức thông tin như sau:
Các luật bầu cử trước đây có quy định về chức danh Thư ký Ủy ban bầu cử, Thư ký Ban bầu cử trong số các thành viên của Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử.
 
Tuy nhiên, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 không có quy định cụ thể về chức danh này.
 
Điều 4 của Thông tư số 01/2021/TT-BNV ngày 11-1-2021 của Bộ Nội vụ hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 20261 đã nêu rõ:
 
Người đứng đầu tổ chức phụ trách bầu cử chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng thành viên tổ chức phụ trách bầu cử cấp mình từ giai đoạn chuẩn bị, triển khai, tổ chức ngày bầu cử, các công việc tiến hành sau ngày bầu cử cho đến khi kết thúc cuộc bầu cử; trong đó phân công một thành viên làm thư ký chịu trách nhiệm quản lý tài liệu, con dấu, tổng hợp chung công tác bầu cử của Ủy ban bầu cử và Ban bầu cử.
 
Do đó, Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử có thể phân công một Phó Trưởng ban hoặc một Ủy viên thực hiện các nhiệm vụ của Thư ký Ủy ban bầu cử, Thư ký Ban bầu cử trước đây mà không cần có chức danh riêng cho công tác này.
 
Theo V.T/Báo Tin tức
 

tin liên quan

Quốc hội Khóa II: Xây dựng XHCN và đấu tranh thống nhất nước nhà
Quốc hội Khóa II: Xây dựng XHCN và đấu tranh thống nhất nước nhà

Quốc hội khóa II hoạt động trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, đã góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, chống "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ, thực hiện thống nhất nước nhà. Quốc hội khóa II kéo dài 4 năm (1960-1964) với 8 kỳ họp.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bầu cử ở địa bàn vùng giáo
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bầu cử ở địa bàn vùng giáo

(QBĐT) - Xác định công tác tuyên truyền phải đi trước một bước, huyện Quảng Trạch đã triển khai các hoạt động truyền thông đến đông đảo người dân, nhất là các địa bàn vùng giáo. 

Địa phương có thể thành lập thêm các Ban bầu cử tập hợp kết quả bầu cử không?
Địa phương có thể thành lập thêm các Ban bầu cử tập hợp kết quả bầu cử không?

Bạn đọc hỏi: Địa phương có thể thành lập thêm các tổ chức trung gian ở xã, phường, thị trấn và ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để giúp các Ban bầu cử tập hợp kết quả bầu cử không?