![]() |
Phát triển người tham gia BHXH tự nguyện ở xã Thái Thủy: Khó chồng khó
(QBĐT) - Là một trong những chính sách bảo hiểm ưu việt, nhân văn, bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện giúp những người không thuộc diện biên chế nhà nước, không có hợp đồng lao động dài hạn giảm bớt gánh nặng tài chính khi về già. Tuy nhiên, dù chính quyền địa phương và cơ quan BHXH đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhưng việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở xã Thái Thủy (Lệ Thủy) vẫn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.
Theo Chủ tịch UBND xã Thái Thủy Lê Thuận Văn, những năm gần đây, nhờ biết phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển nên tình hình kinh tế-xã hội của Thái Thủy có nhiều đổi thay theo chiều hướng tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Hiện, toàn xã chỉ còn 3,57% hộ nghèo, 5,52% hộ cận nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt 62 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, so với tiềm năng của địa phương, số người tham gia BHXH tự nguyện ở Thái Thủy hiện khá thấp. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn xã chỉ có 53 người tham gia.
Xác định được những khó khăn trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, chính quyền địa phương đã tích cực phối hợp với cơ quan BHXH huyện Lệ Thủy triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, như: Cụ thể hóa các chỉ tiêu BHXH, bảo hiểm y tế thành chỉ tiêu về phát triển kinh tế-xã hội; giao chỉ tiêu cho tổ chức, đoàn thể và các thôn, đồng thời theo sát, đôn đốc việc thực hiện. Đặc biệt, xã luôn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về chính sách BHXH tự nguyện, từ đó động viên, khuyến khích họ tham gia.
Ngoài việc cử cán bộ, nhân viên thu tuyên truyền đến từng hộ dân, trên hệ thống loa phát thanh của xã, của các thôn và lồng ghép trong hội nghị của các tổ chức, đoàn thể, khu dân cư, hàng năm, xã tích cực phối hợp với BHXH huyện tổ chức các hội nghị tuyên truyền chuyên sâu về chính sách BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế. Tại các hội nghị này, người dân được giải đáp đầy đủ, kịp thời, thấu đáo những thông tin về chính sách bảo hiểm mà mình quan tâm, thắc mắc…
Mặc dù nhiều giải pháp đã được triển khai nhưng tình hình cũng không thực sự khả quan. Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn xã Thái Thủy chỉ phát triển mới được 3 người tham gia BHXH tự nguyện, trong khi đó lại có 3 người khác bỏ ngang, ngừng đóng từ tháng 1/2024. Có nhiều nguyên nhân khiến người dân Thái Thủy không mấy mặn mà với BHXH tự nguyện, trước hết là do đời sống của một bộ phận người dân còn nhiều khó khăn, tài chính hạn hẹp.
Đơn cử như trường hợp của bà Đặng Thị Phân ở thôn Thanh Sơn. Dù nhiều lần nhân viên thu BHXH đến tận nhà tuyên truyền, vận động nhưng bà đều từ chối. Nguyên nhân là bởi hoàn cảnh gia đình bà Phân hiện còn nhiều khó khăn. “Lo toan đủ thứ chi phí sinh hoạt trong gia đình cũng chật vật rồi, làm gì có tiền mà đóng bảo hiểm nữa. Nghe các nhân viên thu tuyên truyền, giải thích về những lợi ích của BHXH tự nguyện, tôi cũng muốn tham gia để có lương hưu khi về già, nhưng đành chịu...”, bà Phân chia sẻ.
Một vấn đề nữa tác động đến hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện ở Thái Thủy chính là nhận thức của bà con về các loại hình bảo hiểm. Không ít người dân chỉ chú trọng đến lợi ích trước mắt, chưa thực sự quan tâm đến quyền và lợi ích lâu dài khi tham gia BHXH tự nguyện. Hơn nữa, sự xuất hiện, phát triển của các loại hình bảo hiểm thương mại khác đã đánh vào tâm lý của người dân.
Hiện tại, trên địa bàn xã có một số đại lý thuộc các loại hình bảo hiểm thương mại đã thu hút không ít người dân địa phương tham gia. Đối với những người đã tham gia các loại hình bảo hiểm thương mại, việc bảo đảm tài chính để đóng thêm BHXH tự nguyện là điều khó thực hiện. Còn những người chưa tham gia lại nảy sinh tâm lý so sánh, dao động. Bởi vậy, việc họ không mặn mà với BHXH tự nguyện là điều dễ hiểu.
“Muốn phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, không còn cách nào khác ngoài việc kiên trì, bám sát và tuyên truyền. Chỉ có cách này mới giúp người dân dần thay đổi nhận thức và hiểu rằng BHXH tự nguyện là chính sách an sinh xã hội ưu việt của Đảng và Nhà nước, do Nhà nước tổ chức thực hiện, được Nhà nước bảo hộ, hỗ trợ không vì lợi nhuận. Thời gian tới, để nâng cao hơn nữa tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện, địa phương sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cơ quan BHXH để thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, hiệu quả. Hy vọng, những nỗ lực ấy sẽ góp phần đưa đến những chuyển biến tích cực”, ông Lê Thuận Văn cho biết.
Đ.Vân
(QBĐT) - Là một trong những chính sách bảo hiểm ưu việt, nhân văn, bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện giúp những người không thuộc diện biên chế nhà nước, không có hợp đồng lao động dài hạn giảm bớt gánh nặng tài chính khi về già. Tuy nhiên, dù chính quyền địa phương và cơ quan BHXH đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhưng việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở xã Thái Thủy (Lệ Thủy) vẫn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.
Theo Chủ tịch UBND xã Thái Thủy Lê Thuận Văn, những năm gần đây, nhờ biết phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển nên tình hình kinh tế-xã hội của Thái Thủy có nhiều đổi thay theo chiều hướng tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Hiện, toàn xã chỉ còn 3,57% hộ nghèo, 5,52% hộ cận nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt 62 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, so với tiềm năng của địa phương, số người tham gia BHXH tự nguyện ở Thái Thủy hiện khá thấp. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn xã chỉ có 53 người tham gia.
Xác định được những khó khăn trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, chính quyền địa phương đã tích cực phối hợp với cơ quan BHXH huyện Lệ Thủy triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, như: Cụ thể hóa các chỉ tiêu BHXH, bảo hiểm y tế thành chỉ tiêu về phát triển kinh tế-xã hội; giao chỉ tiêu cho tổ chức, đoàn thể và các thôn, đồng thời theo sát, đôn đốc việc thực hiện. Đặc biệt, xã luôn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về chính sách BHXH tự nguyện, từ đó động viên, khuyến khích họ tham gia.
Ngoài việc cử cán bộ, nhân viên thu tuyên truyền đến từng hộ dân, trên hệ thống loa phát thanh của xã, của các thôn và lồng ghép trong hội nghị của các tổ chức, đoàn thể, khu dân cư, hàng năm, xã tích cực phối hợp với BHXH huyện tổ chức các hội nghị tuyên truyền chuyên sâu về chính sách BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế. Tại các hội nghị này, người dân được giải đáp đầy đủ, kịp thời, thấu đáo những thông tin về chính sách bảo hiểm mà mình quan tâm, thắc mắc…
Mặc dù nhiều giải pháp đã được triển khai nhưng tình hình cũng không thực sự khả quan. Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn xã Thái Thủy chỉ phát triển mới được 3 người tham gia BHXH tự nguyện, trong khi đó lại có 3 người khác bỏ ngang, ngừng đóng từ tháng 1/2024. Có nhiều nguyên nhân khiến người dân Thái Thủy không mấy mặn mà với BHXH tự nguyện, trước hết là do đời sống của một bộ phận người dân còn nhiều khó khăn, tài chính hạn hẹp.
Đơn cử như trường hợp của bà Đặng Thị Phân ở thôn Thanh Sơn. Dù nhiều lần nhân viên thu BHXH đến tận nhà tuyên truyền, vận động nhưng bà đều từ chối. Nguyên nhân là bởi hoàn cảnh gia đình bà Phân hiện còn nhiều khó khăn. “Lo toan đủ thứ chi phí sinh hoạt trong gia đình cũng chật vật rồi, làm gì có tiền mà đóng bảo hiểm nữa. Nghe các nhân viên thu tuyên truyền, giải thích về những lợi ích của BHXH tự nguyện, tôi cũng muốn tham gia để có lương hưu khi về già, nhưng đành chịu...”, bà Phân chia sẻ.
Một vấn đề nữa tác động đến hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện ở Thái Thủy chính là nhận thức của bà con về các loại hình bảo hiểm. Không ít người dân chỉ chú trọng đến lợi ích trước mắt, chưa thực sự quan tâm đến quyền và lợi ích lâu dài khi tham gia BHXH tự nguyện. Hơn nữa, sự xuất hiện, phát triển của các loại hình bảo hiểm thương mại khác đã đánh vào tâm lý của người dân.
Hiện tại, trên địa bàn xã có một số đại lý thuộc các loại hình bảo hiểm thương mại đã thu hút không ít người dân địa phương tham gia. Đối với những người đã tham gia các loại hình bảo hiểm thương mại, việc bảo đảm tài chính để đóng thêm BHXH tự nguyện là điều khó thực hiện. Còn những người chưa tham gia lại nảy sinh tâm lý so sánh, dao động. Bởi vậy, việc họ không mặn mà với BHXH tự nguyện là điều dễ hiểu.
“Muốn phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, không còn cách nào khác ngoài việc kiên trì, bám sát và tuyên truyền. Chỉ có cách này mới giúp người dân dần thay đổi nhận thức và hiểu rằng BHXH tự nguyện là chính sách an sinh xã hội ưu việt của Đảng và Nhà nước, do Nhà nước tổ chức thực hiện, được Nhà nước bảo hộ, hỗ trợ không vì lợi nhuận. Thời gian tới, để nâng cao hơn nữa tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện, địa phương sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cơ quan BHXH để thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, hiệu quả. Hy vọng, những nỗ lực ấy sẽ góp phần đưa đến những chuyển biến tích cực”, ông Lê Thuận Văn cho biết.
Đ.Vân