9 trường hợp cấp đổi "sổ đỏ" từ 1/8

  • 09:08, 01/08/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Nghị định 101/2024/NĐ-CP, ngày 29/7/2024 của Chính phủ quy định cấp đổi giấy chứng nhận (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) đã cấp.
 
Các trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận đã cấp:
 
1- Người sử dụng đất có nhu cầu đổi giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 1/8/2024 sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
 
2- Giấy chứng nhận đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng.
 
3- Giấy chứng nhận đã cấp chung cho nhiều thửa đất mà thực hiện cấp riêng cho từng thửa đất theo nhu cầu của người sử dụng đất và trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định. 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
4- Mục đích sử dụng đất ghi trên giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm cấp giấy chứng nhận đã cấp khác với mục đích sử dụng đất theo phân loại đất quy định tại Điều 9 của Luật Đất đai và quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
 
5- Vị trí thửa đất trên giấy chứng nhận đã cấp không chính xác so với vị trí thực tế sử dụng đất tại thời điểm cấp giấy chứng nhận đã cấp;
 
6- Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng;
 
7- Giấy chứng nhận đã cấp ghi tên hộ gia đình, nay các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình đó có yêu cầu cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để ghi đầy đủ tên thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình;
 
8- Thay đổi địa chỉ của thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận;
 
9- Thay đổi kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu của thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất mà ranh giới thửa đất không thay đổi.
 
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận đã cấp:
 
+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo nghị định này và giấy chứng nhận đã cấp.
 
Đối với trường hợp quy định tại (7) nêu trên thì trong đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo nghị định này phải thể hiện thông tin các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình;
 
+ Mảnh trích đo bản đồ địa chính thửa đất đối với trường hợp trích đo địa chính thửa đất quy định tại (9) nêu trên.
 
Trình tự, thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận đã cấp:
 
+ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp hồ sơ quy định nêu trên đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận Một cửa theo quy định của UBND cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Văn phòng đăng ký đất đai; Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
 
+ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
 
Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Bộ phận Một cửa theo quy định của UBND cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thì chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
Theo Chinhphu.vn

tin liên quan

Đi tìm các anh...
Đi tìm các anh...

(QBĐT) - Hơn 40 năm nay, cứ mùa khô đến, Đội 589 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh lại "Tây tiến", tìm đến rừng sâu heo hút trên dãy Trường Sơn, lần theo dấu các anh xưa. 

Dấu ấn nhiệm kỳ từ công tác an sinh xã hội
Dấu ấn nhiệm kỳ từ công tác an sinh xã hội

(QBĐT) - Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện công tác an sinh xã hội và những nhiệm vụ đột xuất, phát sinh trong nhiệm kỳ, Mặt trận các cấp đã để lại những dấu ấn đậm nét, lan tỏa, tô đẹp thêm truyền thống nhân ái của dân tộc.

Bố Trạch: Hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân
Bố Trạch: Hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân

(QBĐT) - Được xem là hình thức "đóng góp khi lành, để dành khi ốm", bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội mang ý nghĩa nhân văn, không vì mục đích lợi nhuận, là cơ chế tài chính vững chắc giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân.