![]() |
Hỗ trợ ngư dân nghèo vươn khơi bám biển
(QBĐT) - Tính đến cuối tháng 5/2023, toàn tỉnh có khoảng 24.100 lao động với 5.917 tàu thuyền tham gia đánh bắt thủy hải sản, song bên cạnh đó vẫn có hàng trăm lao động bỏ nghề. Làm thế nào để hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển, giảm tỷ lệ hộ ngư dân nghèo là vấn đề mà các địa phương ven biển đang quan tâm triển khai với nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực.
Khi ngư dân “bỏ” biển
Thời gian qua, ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giá xăng dầu tăng cao đã ảnh hưởng không ít đến việc vươn khơi đánh bắt của ngư dân. Nhiều thuyền viên đã chọn phương án đi xuất khẩu lao động hoặc rời địa phương đến các thành phố lớn tìm việc làm khác nên nhân lực phục vụ cho việc đánh bắt thủy hải sản bị thiếu hụt.
Ông Nguyễn Văn Lung ở thôn 1, xã Trung Trạch (Bố Trạch) đã có 40 năm làm nghề đi biển. Hiện nay, do tuổi cao nên ông chỉ đi đánh bắt cá trong ngày bằng thuyền máy của gia đình. Mỗi ngày ông chỉ có thu nhập khoảng vài trăm nghìn đồng, chưa kể những ngày mưa gió, biển động thì hầu như chỉ ở nhà, cuộc sống rất vất vả.
Ông Lung cho biết, hiện ông không vươn khơi bám biển thường xuyên như mấy năm trước vì giá xăng dầu, ngư cụ... đều tăng. Thu nhập không còn được như trước đây nên nhiều ngư dân cũng dần nghỉ đi biển.
Ông Lê Văn Chói, ở thôn Bàu Bàng, xã Đức Trạch (Bố Trạch) chia sẻ: "Tàu của gia đình tôi nằm bờ được một năm rồi, bởi lượng đánh bắt cũng thất thường, trong khi xăng dầu tăng, nhân lực thiếu... Con cái trong nhà không đi biển nữa mà đi xuất khẩu lao động".
Huyện Bố Trạch có nhiều xã ven biển với đội tàu đánh bắt xa bờ khá đông. Những năm vừa qua, ngư dân của các xã trên địa bàn huyện cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn khác nhau, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình vươn khơi bám biển.
Ông Nguyễn Xuân Tuyển, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phú (Bố Trạch) cho biết: Hiện nay, khó khăn lớn nhất của ngư dân địa phương là nơi neo đậu các tàu thuyền. Do khu neo đậu quá chật hẹp nên các thuyền lớn không vào được, thậm chí những tàu thuyền, ghe nhỏ chuyên đi đánh bắt trong ngày cũng không thể vào ra thuận lợi, gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc đánh bắt hải sản. Mặc dù thời điểm này, ngư dân đánh bắt được hải sản và bán được giá nhưng do giá xăng dầu tăng nên tàu thuyền trong xã vẫn còn đứng bờ nhiều.
Đa dạng chính sách hỗ trợ ngư dân
Để kịp thời động viên, hỗ trợ ngư dân bám biển, tỉnh đã có nhiều chương trình, kế hoạch đồng hành cùng ngư dân. Gần đây nhất, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2440/QĐ-UBND, ngày 9/9/2022 về việc trích từ nguồn Trung ương bổ sung hơn 21,5 tỷ đồng để hỗ trợ cho chủ tàu cá tham gia khai thác vùng biển xa nhằm hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên, chi phí nhiên liệu đi và về của chuyến biển cho các chủ tàu cá.
Ngoài các chính sách của Chính phủ, hàng năm, UBND tỉnh cũng đã có chính sách về phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn để hỗ trợ ngư dân và tàu cá xa bờ. Qua đó, ngư dân mạnh dạn đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu cá với số lượng tàu cá phát triển mạnh.
Năm 2022, Trung ương Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam phát động chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn”. Từ chương trình, nhiều gia đình ngư dân nghèo trên cả nước nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng đã nhận được sự quan tâm, sẻ chia từ cộng đồng để có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.
Theo Hội CTĐ tỉnh, qua quá trình thẩm định, bình xét, năm 2022, toàn tỉnh có 6 hộ ngư dân có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ sửa chữa nhà ở (25 triệu đồng/hộ), 11 hộ được hỗ trợ xây dựng nhà mới (50 triệu đồng/hộ) và 19 hộ được hỗ trợ bò (trâu) sinh kế (10 triệu đồng/con), với tổng trị giá 890 triệu đồng. Không chỉ được hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở an toàn, tạo nguồn sinh kế, những ngư dân nghèo còn được trao tặng bộ áo phao cứu sinh đa năng, được phổ biến kiến thức pháp luật bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tổ chức truyền thông về sơ cấp cứu…
Chương trình tiếp tục được triển khai trong năm 2023 với hàng trăm hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở và sinh kế. Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, Trung ương Hội CTĐ Việt Nam hỗ trợ 450 triệu đồng cho ngư dân nghèo, khó khăn trong tỉnh xây dựng 9 nhà "Nhân ái" (50 triệu đồng/nhà) và 190 triệu đồng hỗ trợ phát triển sinh kế chăn nuôi trâu, bò cho 19 hộ gia đình (mỗi hộ 10 triệu đồng) tại xã Quảng Đông (Quảng Trạch), xã Quảng Minh, Quảng Văn (TX. Ba Đồn), xã Duy Ninh (Quảng Ninh).
Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh Phan Văn Cầu cho biết: Thời gian qua, chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn” nhận được sự quan tâm rất lớn của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp với các ban, ngành, tạo sự lan tỏa, góp phần tích cực giúp đỡ, hỗ trợ cho các ngư dân để họ yên tâm bám biển.
Thời gian tới, các cơ quan, ban, ngành liên quan sẽ tiếp tục phối hợp, khảo sát đúng và đủ theo nhu cầu để tìm ra những giải pháp phù hợp, từ đó hỗ trợ hiệu quả cho ngư dân trong quá trình đánh bắt thủy hải sản, giúp bà con vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Hiền Phương
(QBĐT) - Tính đến cuối tháng 5/2023, toàn tỉnh có khoảng 24.100 lao động với 5.917 tàu thuyền tham gia đánh bắt thủy hải sản, song bên cạnh đó vẫn có hàng trăm lao động bỏ nghề. Làm thế nào để hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển, giảm tỷ lệ hộ ngư dân nghèo là vấn đề mà các địa phương ven biển đang quan tâm triển khai với nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực.
Khi ngư dân “bỏ” biển
Thời gian qua, ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giá xăng dầu tăng cao đã ảnh hưởng không ít đến việc vươn khơi đánh bắt của ngư dân. Nhiều thuyền viên đã chọn phương án đi xuất khẩu lao động hoặc rời địa phương đến các thành phố lớn tìm việc làm khác nên nhân lực phục vụ cho việc đánh bắt thủy hải sản bị thiếu hụt.
Ông Nguyễn Văn Lung ở thôn 1, xã Trung Trạch (Bố Trạch) đã có 40 năm làm nghề đi biển. Hiện nay, do tuổi cao nên ông chỉ đi đánh bắt cá trong ngày bằng thuyền máy của gia đình. Mỗi ngày ông chỉ có thu nhập khoảng vài trăm nghìn đồng, chưa kể những ngày mưa gió, biển động thì hầu như chỉ ở nhà, cuộc sống rất vất vả.
Ông Lung cho biết, hiện ông không vươn khơi bám biển thường xuyên như mấy năm trước vì giá xăng dầu, ngư cụ... đều tăng. Thu nhập không còn được như trước đây nên nhiều ngư dân cũng dần nghỉ đi biển.
Ông Lê Văn Chói, ở thôn Bàu Bàng, xã Đức Trạch (Bố Trạch) chia sẻ: "Tàu của gia đình tôi nằm bờ được một năm rồi, bởi lượng đánh bắt cũng thất thường, trong khi xăng dầu tăng, nhân lực thiếu... Con cái trong nhà không đi biển nữa mà đi xuất khẩu lao động".
Huyện Bố Trạch có nhiều xã ven biển với đội tàu đánh bắt xa bờ khá đông. Những năm vừa qua, ngư dân của các xã trên địa bàn huyện cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn khác nhau, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình vươn khơi bám biển.
Ông Nguyễn Xuân Tuyển, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phú (Bố Trạch) cho biết: Hiện nay, khó khăn lớn nhất của ngư dân địa phương là nơi neo đậu các tàu thuyền. Do khu neo đậu quá chật hẹp nên các thuyền lớn không vào được, thậm chí những tàu thuyền, ghe nhỏ chuyên đi đánh bắt trong ngày cũng không thể vào ra thuận lợi, gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc đánh bắt hải sản. Mặc dù thời điểm này, ngư dân đánh bắt được hải sản và bán được giá nhưng do giá xăng dầu tăng nên tàu thuyền trong xã vẫn còn đứng bờ nhiều.
Đa dạng chính sách hỗ trợ ngư dân
Để kịp thời động viên, hỗ trợ ngư dân bám biển, tỉnh đã có nhiều chương trình, kế hoạch đồng hành cùng ngư dân. Gần đây nhất, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2440/QĐ-UBND, ngày 9/9/2022 về việc trích từ nguồn Trung ương bổ sung hơn 21,5 tỷ đồng để hỗ trợ cho chủ tàu cá tham gia khai thác vùng biển xa nhằm hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên, chi phí nhiên liệu đi và về của chuyến biển cho các chủ tàu cá.
Ngoài các chính sách của Chính phủ, hàng năm, UBND tỉnh cũng đã có chính sách về phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn để hỗ trợ ngư dân và tàu cá xa bờ. Qua đó, ngư dân mạnh dạn đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu cá với số lượng tàu cá phát triển mạnh.
Năm 2022, Trung ương Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam phát động chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn”. Từ chương trình, nhiều gia đình ngư dân nghèo trên cả nước nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng đã nhận được sự quan tâm, sẻ chia từ cộng đồng để có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.
Theo Hội CTĐ tỉnh, qua quá trình thẩm định, bình xét, năm 2022, toàn tỉnh có 6 hộ ngư dân có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ sửa chữa nhà ở (25 triệu đồng/hộ), 11 hộ được hỗ trợ xây dựng nhà mới (50 triệu đồng/hộ) và 19 hộ được hỗ trợ bò (trâu) sinh kế (10 triệu đồng/con), với tổng trị giá 890 triệu đồng. Không chỉ được hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở an toàn, tạo nguồn sinh kế, những ngư dân nghèo còn được trao tặng bộ áo phao cứu sinh đa năng, được phổ biến kiến thức pháp luật bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tổ chức truyền thông về sơ cấp cứu…
Chương trình tiếp tục được triển khai trong năm 2023 với hàng trăm hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở và sinh kế. Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, Trung ương Hội CTĐ Việt Nam hỗ trợ 450 triệu đồng cho ngư dân nghèo, khó khăn trong tỉnh xây dựng 9 nhà "Nhân ái" (50 triệu đồng/nhà) và 190 triệu đồng hỗ trợ phát triển sinh kế chăn nuôi trâu, bò cho 19 hộ gia đình (mỗi hộ 10 triệu đồng) tại xã Quảng Đông (Quảng Trạch), xã Quảng Minh, Quảng Văn (TX. Ba Đồn), xã Duy Ninh (Quảng Ninh).
Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh Phan Văn Cầu cho biết: Thời gian qua, chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn” nhận được sự quan tâm rất lớn của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp với các ban, ngành, tạo sự lan tỏa, góp phần tích cực giúp đỡ, hỗ trợ cho các ngư dân để họ yên tâm bám biển.
Thời gian tới, các cơ quan, ban, ngành liên quan sẽ tiếp tục phối hợp, khảo sát đúng và đủ theo nhu cầu để tìm ra những giải pháp phù hợp, từ đó hỗ trợ hiệu quả cho ngư dân trong quá trình đánh bắt thủy hải sản, giúp bà con vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Hiền Phương