Giới thiệu dự án "Truyền thông phòng, chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại"

  • 02:02, 21/02/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Sáng nay, 21/2, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Truyền thông phòng, chống mua bán người (MBN) và nô lệ thời hiện đại”.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo.

Dự hội nghị có đại diện Trung ương Hội LHPN Việt Nam, cán bộ chương trình tổ chức Di cư quốc tế (IOM); đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan, một số địa bàn có số lượng người di cư cao.

Dự án “Truyền thông phòng, chống MBN và nô lệ thời hiện đại” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Tổ chức IOM phối hợp triển khai tại 4 tỉnh, thành phố: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Hải Phòng.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung, đại diện lãnh đạo Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội thảo
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, đại diện lãnh đạo Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Tại hội thảo, đại diện lãnh đạo Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Tổ chức IOM đã giới thiệu tổng quan chương trình hành động phòng, chống MBN giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ; về mục đích, mục tiêu, kết quả đầu ra của dự án.

Theo đó, MBN không phải là vấn đề mới nhưng hiện diễn biến phức tạp, nhức nhối trên toàn cầu. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam đang là điểm nóng.

Quảng Bình tuy chưa phải là địa bàn trọng điểm, nhưng đang có các diễn biến phức tạp và xu hướng gia tăng, nhất là thời điểm sau hơn hai năm dịch Covid-19 gây hậu quả nghiêm trọng. Các “chiêu bài” của đối tượng lừa đảo là “việc nhẹ, lương cao” để dụ dỗ người dân di cư trái phép và rơi vào bẫy MBN…

Đại biểu dự hội thảo
Đại biểu dự hội thảo

Đại biểu dự hội thảo đã có nhiều tham luận về tình hình MBN, di cư lao động ở địa phương, nhất là di cư trái phép; những hoạt động can thiệp, các mô hình đã và đang triển khai hiệu quả tại địa phương. Các ý kiến đã làm rõ về xu hướng di cư, nguyên nhân của tình trạng di cư lao động tự do vẫn tiếp diễn dù nhận thức của người dân về rủi ro và hậu quả của bóc lột và MBN đã được nâng lên, từ đó đề xuất nhiều giải pháp để tiếp tục truyền thông phòng ngừa hiệu quả nạn MBN và nô lệ thời hiện đại.

Hội thảo cũng đã thảo luận về việc lựa chọn địa bàn, phương pháp triển khai, cách thức truyền thông, cơ chế phối hợp, kế hoạch triển khai hoạt động. Được biết, Quảng Bình là địa phương đầu tiên trong 4 tỉnh tham gia dự án triển khai tổ chức hội thảo.

Hội thảo diễn ra trong hai ngày 21-22/2/2023.

Một số hình ảnh tại hội thảo:

Ngọc Mai

tin liên quan

Hỗ trợ các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn
Hỗ trợ các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn

(QBĐT) - Ngày 21/2, Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức lễ trao hỗ trợ nhà ở an toàn, sinh kế cho ngư dân nghèo và tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Quảng Trạch và TX. Ba Đồn.

Lệ Thủy tích cực trong hoạt động giảm nghèo bền vững
Lệ Thủy tích cực trong hoạt động giảm nghèo bền vững

(QBĐT) - Những năm qua, huyện Lệ Thủy đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài nhằm bảo đảm an sinh xã hội.

"Phao cứu sinh" của người lao động khi gặp rủi ro
"Phao cứu sinh" của người lao động khi gặp rủi ro

(QBĐT) - Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp là một trong những chính sách của hệ thống an sinh xã hội nước ta, nhằm chia sẻ gánh nặng, giúp người lao động vượt qua khó khăn khi không may gặp rủi ro trong quá trình lao động.