Bãi bỏ 58 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư

  • 08:06, 06/06/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Quyết định số 701/QĐ-BKHĐT công bố thủ tục hành chính mới và bãi bỏ trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cán bộ, nhân viên Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn người dân, doanh nghiệp giải quyết các thủ tục hành chính. Ảnh minh họa: Đinh Văn Nhiều/TTXVN
Cán bộ, nhân viên Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn người dân, doanh nghiệp giải quyết các thủ tục hành chính. Ảnh minh họa: Đinh Văn Nhiều/TTXVN
Theo đó, danh mục các thủ tục hành chính bãi bỏ trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam bao gồm: 56 thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định số 1038/QĐ-BKHĐT ngày 28-7-2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)…
 
Cùng với đó, 2 thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định số 814/QĐ-BKHĐT ngày 25-5-2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án sân golf thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án sân golf thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
 
Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng công bố 65 thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam bao gồm: 10 thủ tục hành chính cấp Trung ương (thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; thủ tục gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ)…
 
Bên cạnh đó, 55 thủ tục hành chính cấp tỉnh (22 thủ tục hành chính do Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện và 23 thủ tục hành chính do Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thực hiện). Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký 2-6-2021.
 
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách Nhà nước đạt 133,4 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn Trung ương quản lý đạt 20,9 nghìn tỷ đồng, tăng 21,4% và vốn địa phương quản lý đạt 112,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13%.
 
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/5 gồm: vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 14 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 5 tháng đầu năm ước tính đạt 7,15 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.
 
Theo Thúy Hiền (TTXVN)
 

tin liên quan

Đánh địch ứng cứu giải tỏa chiến dịch
Đánh địch ứng cứu giải tỏa chiến dịch

Nhằm ngăn chặn và cắt đứt con đường vận chuyển chiến lược Trường Sơn, cắt đứt "mạch máu chủ" bảo đảm hậu cần cho chiến trường miền Nam của ta, Mỹ-ngụy chủ trương tiến hành cuộc tiến công chiến lược bằng 3 cuộc hành quân lớn: "Lam Sơn 719" đánh ra vùng Đường 9-Nam Lào; "Toàn thắng 1-71-NB" đánh vào tỉnh Tây Ninh, Lộc Ninh (Việt Nam) và hai tỉnh Kampong Cham, Kratie (Campuchia); "Quang Trung 4" đánh ra ngã ba biên giới vùng Taxeng, Pakha, Sesu, thuộc tỉnh Attapeu (Lào).

Công điện của Thủ tướng về thực hiện "mục tiêu kép"
Công điện của Thủ tướng về thực hiện "mục tiêu kép"

Ngày 5-6, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 789/CĐ-TTg gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về áp dụng biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế thực hiện "mục tiêu kép".

Bổ sung mức phạt với hành vi không bảo vệ môi trường
Bổ sung mức phạt với hành vi không bảo vệ môi trường

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tối đa 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức.