42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Khát vọng hòa bình, độc lập, tự do

  • 07:02, 17/02/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17-2-1979 – 17-2-2021), quân và dân ta đã đổ bao xương máu để gìn giữ, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
 
42 năm đã trôi qua, màu xanh đã phủ lên vết thương nơi mảnh đất địa đầu phía Bắc nhưng lịch sử vẫn mãi khắc ghi lòng yêu nước, quả cảm của dân tộc Việt Nam không khuất phục, lùi bước trước phong ba lửa đạn vì khát vọng hòa bình, độc lập, tự do.  
Chiến sĩ Đại đội 2 bộ binh, Tiểu đoàn 1, Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn được tặng Huân chương Chiến công hạng Ba về thành tích dũng cảm chiến đấu, đánh lui nhiều đợt tấn công của địch, giữ vững chốt trên cao điểm 340 thuộc bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai). Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN
Chiến sĩ Đại đội 2 bộ binh, Tiểu đoàn 1, Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn được tặng Huân chương Chiến công hạng Ba về thành tích dũng cảm chiến đấu, đánh lui nhiều đợt tấn công của địch, giữ vững chốt trên cao điểm 340 thuộc bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai). Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN
Từ 9h15 sáng ngày 20-2-1979, chiến sĩ Đại đội 10, Tiểu đoàn 3 bộ đội Lạng Sơn tổ chức tấn công, chiếm lại đồi Chậu Cảnh và đồi Cây Xanh (cao điểm 409), thuộc xã Tam Lung, huyện Văn Lãng (tỉnh Lạng Sơn), bị địch chiếm đóng từ ngày 17-2-1979. Ảnh: Hà Việt/TTXVN
Từ 9h15 sáng ngày 20-2-1979, chiến sĩ Đại đội 10, Tiểu đoàn 3 bộ đội Lạng Sơn tổ chức tấn công, chiếm lại đồi Chậu Cảnh và đồi Cây Xanh (cao điểm 409), thuộc xã Tam Lung, huyện Văn Lãng (tỉnh Lạng Sơn), bị địch chiếm đóng từ ngày 17-2-1979. Ảnh: Hà Việt/TTXVN
Ông Lục Văn Vĩnh và 5 người con ở bản Nà Lỏng, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đều tham gia lực lượng vũ trang trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Ảnh: Tạ Hải/ TTXVN
Ông Lục Văn Vĩnh và 5 người con ở bản Nà Lỏng, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đều tham gia lực lượng vũ trang trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Ảnh: Tạ Hải/ TTXVN
Các nữ chiến sĩ tự vệ Lâm trường Bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bám trụ chiến đấu, phối hợp với bộ đội địa phương đánh lui nhiều đợt tấn công của địch. Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN
Các nữ chiến sĩ tự vệ Lâm trường Bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bám trụ chiến đấu, phối hợp với bộ đội địa phương đánh lui nhiều đợt tấn công của địch. Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN
Các chiến sĩ xe tăng Trung đội 1, Đại đội 2, Trung đoàn Tăng-Thiết giáp 407 (Quân khu I) chiến đấu mưu trí, dũng cảm, yểm trợ đắc lực cho bộ binh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tháng 2/1979. Ảnh: Thế Thuần/TTXVN
Các chiến sĩ xe tăng Trung đội 1, Đại đội 2, Trung đoàn Tăng-Thiết giáp 407 (Quân khu I) chiến đấu mưu trí, dũng cảm, yểm trợ đắc lực cho bộ binh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tháng 2-1979. Ảnh: Thế Thuần/TTXVN
Chiến sĩ công an vũ trang dũng cảm chiến đấu giữ vững pháo đài Đồng Đăng (Lạng Sơn) trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tháng 2-1979. Ảnh: Tạ Hải/TTXVN
Chiến sĩ công an vũ trang dũng cảm chiến đấu giữ vững pháo đài Đồng Đăng (Lạng Sơn) trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tháng 2-1979. Ảnh: Tạ Hải/TTXVN
Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn dũng cảm giữ chốt, tiêu diệt hàng trăm tên địch trong ngày 17-2-1979. Ảnh: Nguyễn Trân/ TTXVN
Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn dũng cảm giữ chốt, tiêu diệt hàng trăm tên địch trong ngày 17-2-1979. Ảnh: Nguyễn Trân/ TTXVN
Chiến sĩ Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Đoàn M123 bộ đội Lạng Sơn chiến đấu dũng cảm, tiêu diệt hàng trăm tên địch tại đồi Không tên trong 2 ngày 17 và 18-2-1979. Ảnh: Long Sơn/TTXVN
Chiến sĩ Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Đoàn M123 bộ đội Lạng Sơn chiến đấu dũng cảm, tiêu diệt hàng trăm tên địch tại đồi Không tên trong 2 ngày 17 và 18-2-1979. Ảnh: Long Sơn/TTXVN
Theo TTXVN/Báo Tin tức

tin liên quan

Xuân ấm áp, Tết yêu thương
Xuân ấm áp, Tết yêu thương

(QBĐT) - Ngay sau Tết Nguyên đán, người dân Quảng Bình đã bắt tay lao động, sản xuất với không khí hồ hởi, vui mừng, bởi những ngày Tết vừa qua thực sự yên bình. 

Tổ chức Tết trồng cây đầu xuân Tân Sửu 2021
Tổ chức Tết trồng cây đầu xuân Tân Sửu 2021

(QBĐT) - Sáng 17-2, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2021 với sự tham gia của đông đảo cán bộ, chiến sỹ và nhân dân.

Điểm sáng về vận động người dân tự nguyện giao nộp pháo, vật liệu nổ
Điểm sáng về vận động người dân tự nguyện giao nộp pháo, vật liệu nổ

(QBĐT) - Ngày 17-2, Đại úy Hồ Viết Nam, Trưởng công an xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy cho biết: Dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, lực lượng công an xã đã tăng cường vận động người dân trên địa bàn xã Cam Thủy tự nguyện giao nộp pháo và vật liệu nổ. Do vậy, đêm giao thừa, tình hình pháo nổ ở địa phương giảm 98% so với năm trước.