Vùng áp thấp khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, miền Trung mưa lớn kéo dài

  • 07:10, 07/10/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vùng áp thấp trên biển có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, miền Trung mưa lớn kéo dài.
 Bản đồ đường đi của áp thấp trên Biển Đông. Ảnh: TTXVN phát
Bản đồ đường đi của áp thấp trên Biển Đông. Ảnh: TTXVN phát
Hồi 19 giờ ngày 6-10, trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 11,2 - 12,2 độ Vĩ Bắc; 112,0 - 113,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh, thành phố từ Phú Yên đến Khánh Hòa khoảng 400 km về phía Đông.
 
Dự báo vùng áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Đến 7 giờ ngày 7/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 12,1 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Phú Yên đến Khánh Hòa khoảng 170 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 - 7 (40 - 60 km/giờ), giật cấp 8.
 
Từ 7 giờ đến 19 giờ ngày 7-10, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và suy yếu thành một vùng áp thấp. Vùng nguy hiểm do áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên từ vĩ tuyến 11,0 đến 15,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.  
 
Trên biển, do ảnh hưởng của vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh, trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7 - 8. 
 
Vùng biển phía Tây của khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) và vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8. Sóng biển cao 2 - 3,5m. Biển động mạnh.
 
Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh, vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 9, biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1. 
 
Trên đất liền, ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đi qua Trung Bộ kết hợp với hoạt động của không khí lạnh nên từ đêm 6-10 đến ngày 11-10, các tỉnh Trung Bộ có khả năng mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến 300 - 500mm/đợt, riêng các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 500 - 700mm/đợt.
 
Khu vực Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 200 - 350mm/đợt. Khu vực Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 150 - 250mm/đợt.
 
Cao điểm của đợt mưa ở Trung Bộ từ đêm 6-10 đến ngày 9-10, sau ngày 11-10, mưa lớn có diễn biến phức tạp và khả năng kéo dài.
 
Theo Minh Nguyệt (TTXVN)
 

tin liên quan

Hồ Nam Lý ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân
Hồ Nam Lý ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân

(QBĐT) - Thời gian gần đây, nhiều hộ dân sinh sống ở đường Hoàng Việt, thuộc tổ dân phố 9, phường Nam Lý (TP. Đồng Hới) phản ánh, khoảng gần 2 tháng trở lại đây, hồ Nam Lý có hiện tượng cá chết hàng loạt, nước bốc mùi hôi, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của toàn bộ các hộ dân xung quanh.

Khởi công xây dựng nhà nhân ái cho cựu TNXP
Khởi công xây dựng nhà nhân ái cho cựu TNXP

(QBĐT) - Ngày 6-10, Tỉnh đoàn phối hợp với Hội Cựu TNXP tỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà nhân ái cho ông Lê Đức Tráng, cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn tại thôn Xuân Hạ, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa.

Công điện về chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới
Công điện về chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới

(QBĐT) - Ngày 6-10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm phòng thủ dân sự tỉnh đã có Công điện số 126/CĐ-BCH gửi các đơn vị, địa phương trong tỉnh về việc chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp trên biển và mưa lũ trên đất liền.