![]() |
Sôi nổi các phong trào thi đua yêu nước
(QBĐT) - Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Bình đã ra sức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (TĐYN) và xem việc xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến gắn với phát hiện, biểu dương nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt là nhiệm vụ quan trọng nhằm cổ vũ phong trào TĐYN ngày càng phát triển, có sức lan tỏa.
Trưởng ban Thi đua-Khen thưởng tỉnh Mai Xuân Toàn cho biết: Thực tế cho thấy, các ngành, đoàn thể, địa phương luôn xác định rõ mục tiêu của các phong trào thi đua, triển khai xây dựng phong trào thi đua sát với tình hình thực tế, gắn thi đua với những công việc cụ thể của từng cá nhân, tập thể. Nội dung các phong trào thi đua luôn được đổi mới, đa dạng, phong phú, thiết thực.
Tiêu biểu trong các tổ chức công đoàn, phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” với sự ra đời của nhiều sản phẩm trí tuệ tập trung vào những nội dung như: cải tiến máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất, sử dụng vật tư tại chỗ, tiết kiệm điện năng… nhằm mang lại hiệu quả cao trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ. Ở khối trường học, hoạt động thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” được đẩy mạnh, chất lượng giáo dục-đào tạo ở các bậc học được nâng lên rõ rệt. Hoạt động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, ứng dụng kỹ thuật mới, kỹ thuật cao vào công tác khám, điều trị cho người bệnh của ngành Y tế đã có nhiều chuyển biến. Nhiều kỹ thuật cao được triển khai ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.
Các phong trào thi đua thuộc lĩnh vực nông nghiệp đã góp phần quan trọng tạo nên bộ mặt nông thôn tỉnh ta ngày càng đổi mới, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng, gắn với thị trường tiêu thụ. Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại gắn với vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh. Các phong trào thi đua trên lĩnh vực công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đã được phát động và triển khai sôi nổi.
Nổi bật là phong trào thi đua "Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật", “Xanh-sạch-đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ”, "Ổn định và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm”, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm. Điển hình là Công ty cổ phần bia Hà Nội-Quảng Bình, Công ty cổ phần vật liệu xây dựng 1-5... nhiều năm liền được Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh tặng bằng khen, cờ thi đua.
Thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp là lĩnh vực thu hút đông đảo người dân tham gia hưởng ứng và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Điển hình là các ông Trần Kim Phi (xã Ngư Thủy Bắc, Lệ Thủy), Ngô Văn Dương (Hải Ninh, Quảng Ninh), Ngô Hải Trường (Vạn Ninh, Quảng Ninh), Đặng Ngọc Anh (Đức Ninh, Đồng Hới), Hồ Văn Sơn (thị xã Ba Đồn), Lê Đức Hà (Văn Hóa, Tuyên Hóa), Đinh Trọng Chiến (Quy Đạt, Minh Hóa), Lê Minh Hon (Quảng Xuân, Quảng Trạch)... với các mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi tổng hợp, nuôi trồng thủy sản, chế tác đá, kinh tế tổng hợp…
Ngoài ra, còn có nhiều điển hình tiên tiến là người dân tộc thiểu số như các ông: Hồ Văn Bôn, dân tộc Vân Kiều (bản Còi Đá, xã Ngân Thủy, Lệ Thủy) với mô hình trồng rừng nguyên liệu và chăn nuôi gia súc thu lãi khoảng 230 triệu đồng/năm; Hồ Văn Căn, dân tộc Vân Kiều (bản Rào Con, Phong Nha, Bố Trạch) với mô hình vườn rừng, chăn nuôi bò, thu lãi 200 triệu đồng/năm; Bế Văn Mai, dân tộc Nùng (thị trấn Nông trường Việt Trung, Bố Trạch) với mô hình trang trại tổng hợp thu lãi 700 triệu đồng/năm; Hồ Quang, dân tộc Chứt (Thanh Hóa, Tuyên Hóa) thu lãi 150 triệu đồng/năm từ mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp chăn nuôi; Hồ Thân, dân tộc Bru-Vân Kiều (Trọng Hóa, Minh Hóa) thu lợi nhuận trên 350 triệu đồng/năm từ mô hình chăn nuôi tổng hợp… Đó là các điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, huyện. Nhiều người trong số họ đã được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.
Thời gian qua, công tác tôn vinh điển hình tiên tiến luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng trong việc đẩy mạnh phong trào TĐYN trên địa bàn tỉnh nhằm động viên các tập thể, cá nhân nỗ lực phấn đấu trong lao động sáng tạo. Các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp luôn thực hiện tốt công tác khen thưởng, biểu dương các điển hình theo thẩm quyền và tổ chức các hình thức giao lưu, gặp mặt điển hình tiên tiến hàng năm. Nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến tiêu biểu được biểu dương, tôn vinh tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua của tỉnh hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Xác định thi đua là động lực để phát triển, toàn tỉnh đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động nhằm tiếp tục xây dựng, nhân rộng, biểu dương điển hình tiên tiến, xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao hiệu quả các phong trào TĐYN, góp phần xây dựng quê hương Quảng Bình “Hai giỏi” ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Nh.V
(QBĐT) - Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Bình đã ra sức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (TĐYN) và xem việc xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến gắn với phát hiện, biểu dương nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt là nhiệm vụ quan trọng nhằm cổ vũ phong trào TĐYN ngày càng phát triển, có sức lan tỏa.
Trưởng ban Thi đua-Khen thưởng tỉnh Mai Xuân Toàn cho biết: Thực tế cho thấy, các ngành, đoàn thể, địa phương luôn xác định rõ mục tiêu của các phong trào thi đua, triển khai xây dựng phong trào thi đua sát với tình hình thực tế, gắn thi đua với những công việc cụ thể của từng cá nhân, tập thể. Nội dung các phong trào thi đua luôn được đổi mới, đa dạng, phong phú, thiết thực.
Tiêu biểu trong các tổ chức công đoàn, phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” với sự ra đời của nhiều sản phẩm trí tuệ tập trung vào những nội dung như: cải tiến máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất, sử dụng vật tư tại chỗ, tiết kiệm điện năng… nhằm mang lại hiệu quả cao trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ. Ở khối trường học, hoạt động thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” được đẩy mạnh, chất lượng giáo dục-đào tạo ở các bậc học được nâng lên rõ rệt. Hoạt động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, ứng dụng kỹ thuật mới, kỹ thuật cao vào công tác khám, điều trị cho người bệnh của ngành Y tế đã có nhiều chuyển biến. Nhiều kỹ thuật cao được triển khai ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.
Các phong trào thi đua thuộc lĩnh vực nông nghiệp đã góp phần quan trọng tạo nên bộ mặt nông thôn tỉnh ta ngày càng đổi mới, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng, gắn với thị trường tiêu thụ. Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại gắn với vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh. Các phong trào thi đua trên lĩnh vực công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đã được phát động và triển khai sôi nổi.
Nổi bật là phong trào thi đua "Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật", “Xanh-sạch-đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ”, "Ổn định và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm”, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm. Điển hình là Công ty cổ phần bia Hà Nội-Quảng Bình, Công ty cổ phần vật liệu xây dựng 1-5... nhiều năm liền được Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh tặng bằng khen, cờ thi đua.
Thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp là lĩnh vực thu hút đông đảo người dân tham gia hưởng ứng và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Điển hình là các ông Trần Kim Phi (xã Ngư Thủy Bắc, Lệ Thủy), Ngô Văn Dương (Hải Ninh, Quảng Ninh), Ngô Hải Trường (Vạn Ninh, Quảng Ninh), Đặng Ngọc Anh (Đức Ninh, Đồng Hới), Hồ Văn Sơn (thị xã Ba Đồn), Lê Đức Hà (Văn Hóa, Tuyên Hóa), Đinh Trọng Chiến (Quy Đạt, Minh Hóa), Lê Minh Hon (Quảng Xuân, Quảng Trạch)... với các mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi tổng hợp, nuôi trồng thủy sản, chế tác đá, kinh tế tổng hợp…
Ngoài ra, còn có nhiều điển hình tiên tiến là người dân tộc thiểu số như các ông: Hồ Văn Bôn, dân tộc Vân Kiều (bản Còi Đá, xã Ngân Thủy, Lệ Thủy) với mô hình trồng rừng nguyên liệu và chăn nuôi gia súc thu lãi khoảng 230 triệu đồng/năm; Hồ Văn Căn, dân tộc Vân Kiều (bản Rào Con, Phong Nha, Bố Trạch) với mô hình vườn rừng, chăn nuôi bò, thu lãi 200 triệu đồng/năm; Bế Văn Mai, dân tộc Nùng (thị trấn Nông trường Việt Trung, Bố Trạch) với mô hình trang trại tổng hợp thu lãi 700 triệu đồng/năm; Hồ Quang, dân tộc Chứt (Thanh Hóa, Tuyên Hóa) thu lãi 150 triệu đồng/năm từ mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp chăn nuôi; Hồ Thân, dân tộc Bru-Vân Kiều (Trọng Hóa, Minh Hóa) thu lợi nhuận trên 350 triệu đồng/năm từ mô hình chăn nuôi tổng hợp… Đó là các điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, huyện. Nhiều người trong số họ đã được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.
Thời gian qua, công tác tôn vinh điển hình tiên tiến luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng trong việc đẩy mạnh phong trào TĐYN trên địa bàn tỉnh nhằm động viên các tập thể, cá nhân nỗ lực phấn đấu trong lao động sáng tạo. Các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp luôn thực hiện tốt công tác khen thưởng, biểu dương các điển hình theo thẩm quyền và tổ chức các hình thức giao lưu, gặp mặt điển hình tiên tiến hàng năm. Nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến tiêu biểu được biểu dương, tôn vinh tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua của tỉnh hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Xác định thi đua là động lực để phát triển, toàn tỉnh đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động nhằm tiếp tục xây dựng, nhân rộng, biểu dương điển hình tiên tiến, xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao hiệu quả các phong trào TĐYN, góp phần xây dựng quê hương Quảng Bình “Hai giỏi” ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Nh.V