|
Khuyến cáo giải pháp an toàn PCCC ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong mùa dịch
(QBĐT) - Theo thống kê của Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), tính đến tháng 3-2020, toàn tỉnh có trên 3.000 cơ sở thuộc diện phải quản lý về PCCC, trong đó phòng Cảnh sát PCCC&CNCH trực tiếp quản lý 1.454 cơ sở; còn lại do Công an các huyện, thị xã, thành phố quản lý.
Theo kiểm tra của lực lượng chức năng, hầu hết các cơ sở trên đều chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC, từ việc mua bảo hiểm bắt buộc, thành lập các tổ, đội huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy tại chỗ, đến việc đầu tư mua sắm, trang bị các phương tiện, thiết bị PCCC. Tuy nhiên, mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có những rủi ro, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ khác nhau.
Vì vậy, công tác PCCC cần được các công ty, cơ sở, doanh nghiệp quan tâm đặc biệt, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, là bước khởi đầu cho sự phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, với phương châm “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, do đại dịch Covid-19 các công ty, cơ sở, doanh nghiệp phải dừng hoặc tạm dừng một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg, nên công tác bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ có nơi sẽ lơ là, chủ quan dễ phát sinh hậu quả nặng nề. Do một số nguyên nhân, như: không kịp thời phát hiện những nguy cơ phát sinh cháy, nổ; phát hiện cháy chậm; phương tiện chữa cháy tại chỗ xuống cấp do không bảo dưỡng định kỳ….
Chính vì những lý do đó, để bảo đảm an toàn phòng cháy, phòng nổ trong quá trình dừng hoạt động hoặc tạm dừng hoạt động do đại dịch Covid-19, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần thực hiện tốt những biện pháp sau:
Một là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện an toàn PCCC tại đơn vị mình. Phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền kiến thức pháp luật về PCCC cũng như các biện pháp PCCC cơ bản cho cán bộ, công chức và người lao động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác PCCC; thường xuyên tổ chức công tác tự kiểm tra về công tác PCCC đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ quan doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý để kịp thời phát hiện những thiếu sót, không bảo đảm an toàn PCCC để khắc phục, sửa chữa kịp thời.
Hai là, phải bố trí sắp xếp hàng hóa ở trong kho, phân xưởng sản xuất bảo đảm khoảng cách PCCC theo quy định, cũng như lối thoát nạn khi có sự cố xảy ra; đối với các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao thì trang bị các phương tiện chữa cháy tại chỗ đúng theo quy định, bảo đảm về số lượng, chất lượng và bão dường định kỳ theo đúng quy định; tăng cường công tác tuần tra, canh gác bảo vệ cơ quan, nhất là vào ban đêm, cũng như ngoài giờ làm việc, các ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.
Ba là, khi xảy ra cháy, báo động cho mọi người xung quanh biết, bằng cách hô to, đánh kẻng báo động, nhấn chuông báo cháy… Nhanh chóng tìm mọi cách ngắt nguồn điện nơi xảy ra cháy, sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ được trang bị để dập tắt đám cháy, ngăn chặn chống cháy lan. Tổ chức thoát nạn, cứu người và di chuyển tài sản theo phương án, tình huống đã dự kiến. Đồng thời, thông báo bằng mọi cách nhanh nhất tới người phụ trách trực tiếp biết, gọi điện thoại báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH theo số 114, đến tham gia chữa cháy.
Với khẩu hiệu: “An toàn phòng cháy chữa cháy là hạnh phúc cho bạn, gia đình và xã hội”, các cơ sở cần tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC để từng bước đẩy lùi nguy cơ về cháy nổ, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh nhà.
Đinh Hồng
(Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH)
(QBĐT) - Theo thống kê của Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), tính đến tháng 3-2020, toàn tỉnh có trên 3.000 cơ sở thuộc diện phải quản lý về PCCC, trong đó phòng Cảnh sát PCCC&CNCH trực tiếp quản lý 1.454 cơ sở; còn lại do Công an các huyện, thị xã, thành phố quản lý.
Theo kiểm tra của lực lượng chức năng, hầu hết các cơ sở trên đều chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC, từ việc mua bảo hiểm bắt buộc, thành lập các tổ, đội huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy tại chỗ, đến việc đầu tư mua sắm, trang bị các phương tiện, thiết bị PCCC. Tuy nhiên, mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có những rủi ro, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ khác nhau.
Vì vậy, công tác PCCC cần được các công ty, cơ sở, doanh nghiệp quan tâm đặc biệt, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, là bước khởi đầu cho sự phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, với phương châm “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, do đại dịch Covid-19 các công ty, cơ sở, doanh nghiệp phải dừng hoặc tạm dừng một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg, nên công tác bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ có nơi sẽ lơ là, chủ quan dễ phát sinh hậu quả nặng nề. Do một số nguyên nhân, như: không kịp thời phát hiện những nguy cơ phát sinh cháy, nổ; phát hiện cháy chậm; phương tiện chữa cháy tại chỗ xuống cấp do không bảo dưỡng định kỳ….
Chính vì những lý do đó, để bảo đảm an toàn phòng cháy, phòng nổ trong quá trình dừng hoạt động hoặc tạm dừng hoạt động do đại dịch Covid-19, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần thực hiện tốt những biện pháp sau:
Một là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện an toàn PCCC tại đơn vị mình. Phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền kiến thức pháp luật về PCCC cũng như các biện pháp PCCC cơ bản cho cán bộ, công chức và người lao động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác PCCC; thường xuyên tổ chức công tác tự kiểm tra về công tác PCCC đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ quan doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý để kịp thời phát hiện những thiếu sót, không bảo đảm an toàn PCCC để khắc phục, sửa chữa kịp thời.
Hai là, phải bố trí sắp xếp hàng hóa ở trong kho, phân xưởng sản xuất bảo đảm khoảng cách PCCC theo quy định, cũng như lối thoát nạn khi có sự cố xảy ra; đối với các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao thì trang bị các phương tiện chữa cháy tại chỗ đúng theo quy định, bảo đảm về số lượng, chất lượng và bão dường định kỳ theo đúng quy định; tăng cường công tác tuần tra, canh gác bảo vệ cơ quan, nhất là vào ban đêm, cũng như ngoài giờ làm việc, các ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.
Ba là, khi xảy ra cháy, báo động cho mọi người xung quanh biết, bằng cách hô to, đánh kẻng báo động, nhấn chuông báo cháy… Nhanh chóng tìm mọi cách ngắt nguồn điện nơi xảy ra cháy, sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ được trang bị để dập tắt đám cháy, ngăn chặn chống cháy lan. Tổ chức thoát nạn, cứu người và di chuyển tài sản theo phương án, tình huống đã dự kiến. Đồng thời, thông báo bằng mọi cách nhanh nhất tới người phụ trách trực tiếp biết, gọi điện thoại báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH theo số 114, đến tham gia chữa cháy.
Với khẩu hiệu: “An toàn phòng cháy chữa cháy là hạnh phúc cho bạn, gia đình và xã hội”, các cơ sở cần tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC để từng bước đẩy lùi nguy cơ về cháy nổ, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh nhà.
Đinh Hồng
(Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH)