![]() |
Đột phá Tuyên Hóa
(QBĐT) - Thực hiện Chương trình hành động số 05-CTr/TU ngày 13-7-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm, giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 1500/KH-UBND ngày 12-9-2016 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hành động số 05-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, huyện Tuyên Hóa đã đưa chỉ tiêu giảm nghèo vào Nghị quyết Đại hội lần thứ XX nhiệm kỳ 2015-2020 của Đảng bộ huyện, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm 4-5%.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự nỗ lực vươn lên của người nghèo, việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững ở Tuyên Hóa đã thực sự phát huy hiệu quả.
Cụ thể, nhiều chương trình, dự án được triển khai hiệu quả, mang lại kết quả tích cực, tiêu biểu là Chương trình giảm nghèo bền vững. Từ nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế 12,884 tỷ đồng và nhân rộng mô hình giảm nghèo 1,863 tỷ đồng được phân bổ, huyện đã xây dựng được 55 dự án phát triển sản xuất và 6 mô hình giảm nghèo với 1.587 hộ được hỗ trợ (trong đó có 243 hộ đồng bào dân tộc thiểu số), đã hỗ trợ mua 1.119 con bò lai, 216 đàn ong giống, 66 lồng cá, 3ha cây ăn quả, mua 2 máy cày và 41,6 tấn phân bón... phục vụ sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Đối với dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, từ năm 2016 đến nay, các hộ nghèo trên địa bàn huyện đã được hỗ trợ thực hiện 4 mô hình với tổng kinh phí phê duyệt là 2,184 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương bố trí 711 triệu đồng, ngân sách tỉnh 200 triệu đồng, còn lại 1,213 tỷ đồng đối ứng của 107 hộ tham gia. Từ nguồn vốn nhân rộng mô hình giảm nghèo đã hỗ trợ mua 63 con bò lai sinh sản, hỗ trợ nuôi 23 lồng cá lăng chấm, 168 đàn ong giống và một số vật tư thiết bị khác...
Trong 5 năm qua, thông qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, 3.389 lượt hộ nghèo trên địa bàn đã được vay tín dụng ưu đãi với tổng dư nợ cho vay gần 129,7 tỷ đồng, 3.204 lượt hộ cận nghèo vay với tổng dư nợ trên 137,1 tỷ đồng; 419 lượt hộ vay giải quyết việc làm với tổng dư nợ trên 14,3 tỷ đồng; 29 hộ vay xuất khẩu lao động với tổng dư nợ hơn 1,7 tỷ đồng…
Chính sách tín dụng ưu đãi đã giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm, vươn lên thoát nghèo và giảm nghèo bền vững; bảo đảm 100% hộ nghèo có khả năng sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vay vốn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi; 100% số học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo có nhu cầu được vay vốn tín dụng ưu đãi.
Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo luôn được quan tâm thực hiện. Việc cấp thẻ khám, chữa bệnh được thực hiện kịp thời; hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh dần được hoàn thiện và phát triển; các cơ sở y tế được đầu tư nâng cấp, trình độ đội ngũ y, bác sỹ ngày càng được nâng cao.
Toàn huyện đã cấp thẻ BHYT cho hơn 59.170 lượt người nghèo, trên 18.300 lượt người cận nghèo, hơn 107.000 lượt người sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí do ngân sách nhà nước bố trí là 123,126 tỷ đồng, trong đó đã có hơn 110 nghìn lượt người nghèo, cận nghèo, người sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT. Ngoài ra, một bộ phận người nghèo, cận nghèo còn được khám, chữa bệnh theo các chương trình khám, chữa bệnh miễn phí của các tổ chức từ thiện, nhân đạo.
Thực hiện Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2-10-2015 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành, từ năm 2016 đến nay, huyện Tuyên Hóa đã chi trả kinh phí cấp bù tiền miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho gần 39.800 lượt trẻ em mẫu giáo, học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục đại học công lập có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo với tổng số tiền hơn 36,209 tỷ đồng; hỗ trợ tiền ăn trưa cho hơn 21.300 lượt trẻ em mẫu giáo từ 3-5 tuổi thuộc hộ nghèo, khu vực đặc biệt khó khăn với số tiền hơn 12,933 tỷ đồng; hỗ trợ học bổng, phương tiện học tập cho 592 lượt học sinh khuyết tật với số tiền 6,550 tỷ đồng…
Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2 theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10-8-2015 của Thủ tướng Chính phủ đã hỗ trợ xây dựng 223 nhà với số vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội là 6,575 tỷ đồng. Thực hiện Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28-8-2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung, đến nay, huyện đã hỗ trợ xây dựng hoàn thành 530 nhà với tổng kinh phí thực hiện 35,094 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ 7,688 tỷ đồng, ngân sách địa phương hỗ trợ 1,325 tỷ đồng, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội 6,345 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn huy động khác.
Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều toàn huyện cuối năm 2019 còn lại 9,51% (giảm 22,26% so với năm 2015), tỷ lệ hộ cận nghèo còn lại 12,01% (giảm 5,62% so với năm 2015). Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng từ 6.960.000 đồng/người/năm lên 8.040.000 đồng/người/năm. Bộ mặt nông thôn, cơ sở hạ tầng được cải thiện, điều kiện sản xuất thuận lợi, người nghèo dễ dàng được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản;
100% xã có đường ô tô đến trung tâm được nhựa hóa hoặc bê tông hóa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải; 19/20 xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế, chiếm tỷ lệ 95%; 20/20 trạm y tế cấp xã đủ điều kiện khám, chữa bệnh BHYT; tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93%; 20/20 xã, thị trấn có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân; 55 trường học trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia.
Huyện cũng đã giải quyết việc làm mới cho gần 16.000 lao động, từ đó, góp phần ổn định thị trường lao động, tạo việc làm mới, bảo đảm việc làm cho người lao động có khả năng lao động, nhu cầu làm việc; giúp người thất nghiệp nhanh chóng tìm được việc làm, người thiếu việc làm có đủ việc làm; thông qua đó giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động, nhằm từng bước thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Từ phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, ngày càng xuất hiện nhiều gương điển hình về sự nỗ lực, vươn lên thoát nghèo như: hộ gia đình ông Nguyễn Văn Minh (xã Kim Hóa), hộ gia đình bà Nguyễn Thị Hồng (xã Tiến Hóa)...
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của các tổ chức, cá nhân và sự vươn lên của người dân, huyện Tuyên Hóa vừa được UBND tỉnh tặng cờ thi đua, là một trong những địa phương dẫn đầu về thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của tỉnh.
Quyết Xuân
(QBĐT) - Thực hiện Chương trình hành động số 05-CTr/TU ngày 13-7-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm, giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 1500/KH-UBND ngày 12-9-2016 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hành động số 05-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, huyện Tuyên Hóa đã đưa chỉ tiêu giảm nghèo vào Nghị quyết Đại hội lần thứ XX nhiệm kỳ 2015-2020 của Đảng bộ huyện, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm 4-5%.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự nỗ lực vươn lên của người nghèo, việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững ở Tuyên Hóa đã thực sự phát huy hiệu quả.
Cụ thể, nhiều chương trình, dự án được triển khai hiệu quả, mang lại kết quả tích cực, tiêu biểu là Chương trình giảm nghèo bền vững. Từ nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế 12,884 tỷ đồng và nhân rộng mô hình giảm nghèo 1,863 tỷ đồng được phân bổ, huyện đã xây dựng được 55 dự án phát triển sản xuất và 6 mô hình giảm nghèo với 1.587 hộ được hỗ trợ (trong đó có 243 hộ đồng bào dân tộc thiểu số), đã hỗ trợ mua 1.119 con bò lai, 216 đàn ong giống, 66 lồng cá, 3ha cây ăn quả, mua 2 máy cày và 41,6 tấn phân bón... phục vụ sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Đối với dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, từ năm 2016 đến nay, các hộ nghèo trên địa bàn huyện đã được hỗ trợ thực hiện 4 mô hình với tổng kinh phí phê duyệt là 2,184 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương bố trí 711 triệu đồng, ngân sách tỉnh 200 triệu đồng, còn lại 1,213 tỷ đồng đối ứng của 107 hộ tham gia. Từ nguồn vốn nhân rộng mô hình giảm nghèo đã hỗ trợ mua 63 con bò lai sinh sản, hỗ trợ nuôi 23 lồng cá lăng chấm, 168 đàn ong giống và một số vật tư thiết bị khác...
Trong 5 năm qua, thông qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, 3.389 lượt hộ nghèo trên địa bàn đã được vay tín dụng ưu đãi với tổng dư nợ cho vay gần 129,7 tỷ đồng, 3.204 lượt hộ cận nghèo vay với tổng dư nợ trên 137,1 tỷ đồng; 419 lượt hộ vay giải quyết việc làm với tổng dư nợ trên 14,3 tỷ đồng; 29 hộ vay xuất khẩu lao động với tổng dư nợ hơn 1,7 tỷ đồng…
Chính sách tín dụng ưu đãi đã giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm, vươn lên thoát nghèo và giảm nghèo bền vững; bảo đảm 100% hộ nghèo có khả năng sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vay vốn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi; 100% số học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo có nhu cầu được vay vốn tín dụng ưu đãi.
Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo luôn được quan tâm thực hiện. Việc cấp thẻ khám, chữa bệnh được thực hiện kịp thời; hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh dần được hoàn thiện và phát triển; các cơ sở y tế được đầu tư nâng cấp, trình độ đội ngũ y, bác sỹ ngày càng được nâng cao.
Toàn huyện đã cấp thẻ BHYT cho hơn 59.170 lượt người nghèo, trên 18.300 lượt người cận nghèo, hơn 107.000 lượt người sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí do ngân sách nhà nước bố trí là 123,126 tỷ đồng, trong đó đã có hơn 110 nghìn lượt người nghèo, cận nghèo, người sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT. Ngoài ra, một bộ phận người nghèo, cận nghèo còn được khám, chữa bệnh theo các chương trình khám, chữa bệnh miễn phí của các tổ chức từ thiện, nhân đạo.
Thực hiện Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2-10-2015 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành, từ năm 2016 đến nay, huyện Tuyên Hóa đã chi trả kinh phí cấp bù tiền miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho gần 39.800 lượt trẻ em mẫu giáo, học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục đại học công lập có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo với tổng số tiền hơn 36,209 tỷ đồng; hỗ trợ tiền ăn trưa cho hơn 21.300 lượt trẻ em mẫu giáo từ 3-5 tuổi thuộc hộ nghèo, khu vực đặc biệt khó khăn với số tiền hơn 12,933 tỷ đồng; hỗ trợ học bổng, phương tiện học tập cho 592 lượt học sinh khuyết tật với số tiền 6,550 tỷ đồng…
Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2 theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10-8-2015 của Thủ tướng Chính phủ đã hỗ trợ xây dựng 223 nhà với số vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội là 6,575 tỷ đồng. Thực hiện Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28-8-2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung, đến nay, huyện đã hỗ trợ xây dựng hoàn thành 530 nhà với tổng kinh phí thực hiện 35,094 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ 7,688 tỷ đồng, ngân sách địa phương hỗ trợ 1,325 tỷ đồng, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội 6,345 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn huy động khác.
Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều toàn huyện cuối năm 2019 còn lại 9,51% (giảm 22,26% so với năm 2015), tỷ lệ hộ cận nghèo còn lại 12,01% (giảm 5,62% so với năm 2015). Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng từ 6.960.000 đồng/người/năm lên 8.040.000 đồng/người/năm. Bộ mặt nông thôn, cơ sở hạ tầng được cải thiện, điều kiện sản xuất thuận lợi, người nghèo dễ dàng được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản;
100% xã có đường ô tô đến trung tâm được nhựa hóa hoặc bê tông hóa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải; 19/20 xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế, chiếm tỷ lệ 95%; 20/20 trạm y tế cấp xã đủ điều kiện khám, chữa bệnh BHYT; tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93%; 20/20 xã, thị trấn có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân; 55 trường học trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia.
Huyện cũng đã giải quyết việc làm mới cho gần 16.000 lao động, từ đó, góp phần ổn định thị trường lao động, tạo việc làm mới, bảo đảm việc làm cho người lao động có khả năng lao động, nhu cầu làm việc; giúp người thất nghiệp nhanh chóng tìm được việc làm, người thiếu việc làm có đủ việc làm; thông qua đó giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động, nhằm từng bước thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Từ phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, ngày càng xuất hiện nhiều gương điển hình về sự nỗ lực, vươn lên thoát nghèo như: hộ gia đình ông Nguyễn Văn Minh (xã Kim Hóa), hộ gia đình bà Nguyễn Thị Hồng (xã Tiến Hóa)...
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của các tổ chức, cá nhân và sự vươn lên của người dân, huyện Tuyên Hóa vừa được UBND tỉnh tặng cờ thi đua, là một trong những địa phương dẫn đầu về thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của tỉnh.
Quyết Xuân