Chung tay đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
02:04, 23/04/2020
(QBĐT) - Thực hiện đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH và HNCHT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015-2025" theo Quyết định số 498/QĐ-TTg, ngày 14-4-2015 của Thủ tướng Chính phủ, những năm qua, cả hệ thống chính trị đã chung tay thực hiện rất tích cực. Nhờ đó, đã kéo giảm tỷ lệ TH và HNCHT trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh...
Những hệ lụy
Vợ chồng Đinh Y (người Ma Coong) trú tại bản Cà Roòng, xã Thượng Trạch (huyện Bố Trạch) sinh được 2 người con. Lớn lên, đứa con đầu của Đinh Y quyết định lập gia đình cùng với người con chú ruột, đứa con thứ hai lại lấy con cô ruột. Kết quả, hầu hết các đứa cháu (do con của Đinh Y sinh ra) đều bị còi cọc và dị tật rất đáng thương.
Khi chúng tôi hỏi: "Tại sao lại để cho các con kết hôn với những người thân thích, ruột thịt trong gia đình?", Đinh Y "hồn nhiên" đáp: "Do các cháu mang thai nên không thể chối bỏ trách nhiệm được!".
Tương tự, đều là con chú và con bác, thế nhưng Cao Xuân T. và Cao Thị C. (người Rục) trú tại bản Ón, xã Thượng Hóa, (huyện Minh Hóa) vẫn quyết định lấy nhau rồi lần lượt sinh được 9 người con. Đáng buồn là 8 người con của cặp vợ chồng này đều bị chết không lâu sau khi sinh, hiện chỉ còn 1 người con đã hơn 10 tuổi rồi mà vẫn bị còi cọc như các đứa trẻ chừng 5 tuổi.
Nhiều phụ nữ người Ma Coong ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch được tuyên truyền về nạn TH và HNCHT để phòng tránh những hành vi vi phạm pháp luật và phát huy vai trò làm mẹ ngày càng hiệu quả hơn.
Hai trường hợp nêu trên chỉ là minh chứng cho rất nhiều trường hợp TH và HNCHT đã xảy tại các vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn tỉnh. Theo kết quả điều tra, khảo sát của Ban Dân tộc tỉnh và UBND các huyện, từ năm 2015-2019, tại các xã vùng đồng bào DTTS có 1.704 cặp kết hôn (trong đó có 381 người TH, chiếm 11,68%; 8 người HNCHT, chiếm 2,35%).
Có rất nhiều hệ lụy "buồn" từ nạn TH và HNCHT gây ra ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Bình đã được Ban Dân tộc tỉnh chỉ ra trong một báo cáo khoa học mới đây, đó là: TH và HNCHT chính là hành vi vi phạm pháp luật; làm suy thoái giống nòi, ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh; ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tăng tỷ lệ trẻ thiểu năng trí tuệ, tàn tật, mắc các bệnh di truyền mù màu, bạch tạng, da vảy cá, tan máu bẩm sinh; hạn chế quá trình học tập văn hóa, nghề nghiệp, khả năng sản xuất, lao động, kinh doanh, tăng tỷ lệ đói nghèo. ..
Quyết tâm đẩy lùi
Xác định nạn TH và HNCHT chính là "rào cản" lớn gây ra những tác động tiêu cực cho sự tiến bộ của đất nước, việc phát triển nguồn nhân lực, quá trình phát triển giữa miền núi và đồng bằng, nhân chủng học của một số tộc người thiểu số..., những năm qua, hệ thống chính trị và người dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực chung tay thực hiện nhiều biện pháp, giải pháp tương đối đồng bộ, hiệu quả. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 43/KH-UBND, ngày 10-1-2017 về thực hiện đề án "Giảm thiểu tình trạng TH và HNCHT trong DTTS giai đoạn 2015-2025" (gọi tắt là Ban Chỉ đạo đề án 498).
Với sự chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ từ Ban Chỉ đạo đề án 498, những năm gần đây, tình trạng TH và HNCHT trong đồng bào DTTS ở Quảng Bình đã được ngăn chặn, đẩy lùi đáng kể. Năm 2019, trong tổng số 274 cặp kết hôn là đồng bào DTTS của tỉnh thì có 64 người tảo hôn. Tuy nhiên, trong năm không xảy ra trường hợp HNCHT nào. Đây chính là một tín hiệu rất đáng mừng vì nhận thức của đồng bào DTTS đã tăng lên rõ rệt.
Một cụm pa nô có nội dung tuyên truyền về TH và HNCHT được đặt tại xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh.
Ông Nguyễn Lương Cương, Trưởng phòng tuyên truyền địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh cho biết: "Thực hiện Đề án 498 trên địa bàn toàn tỉnh, với vai trò là cơ quan thường trực, năm 2019, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng và UBND các xã vùng đồng bào DTTS xây dựng 6 pa nô tuyền truyền; phát 800 tờ áp phích; tổ chức 5 lớp tập huấn tuyên truyền về Luật Hôn nhân và gia đình, thực trạng TH, hậu quả của TH, HNCHT cho cán bộ, đồng bào, thu hút 300 lượt người tham gia.
Trong năm, Ủy ban MTTQVN tỉnh phối hợp tổ chức 150 cuộc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc (trong đó có nhiều buổi tuyên truyền về nạn TH và HNCH), thu hút 1,172 lượt người tham gia.Hội LHPN các cấp ở tỉnh chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức nhiều buổi tuyên truyền kiến thức liên quan đến kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, mất cân bằng giới tính khi sinh, làm mẹ an toàn...
Ngoài ra, Hội LHPN các cấp còn chú trọng tuyên truyền, giáo dục nhiều nội dung về tiền hôn nhân cho các em gái vị thanh niên; các cặp vợ chồng, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; sử dụng biện pháp tránh thai an toàn; phòng chống bạo lực gia đình, xâm hại tình dục trẻ em. Đến nay, Hội LHPN các cấp đã xây dựng được 3 mô hình "Giáo dục tiền hôn nhân và HNCHT" tại bản Pa Choong (xã Trọng Hóa), bản Ka Vàng (xã Dân Hóa) và tại xã Thượng Hóa của huyện Minh Hóa; tiếp tục duy trì hoạt động 8 câu lạc bộ "Sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân", 7 câu lạc bộ "Hạn chế tình trạng TH và HNCHT"...
Đặc biệt, các đơn vị như Ban Dân vận Tỉnh ủy, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Y tế, Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh-Truyền hình Quảng Bình... đã tích cực lồng ghép để tuyên truyền, triển khai thực hiện việc ngăn chặn, đẩy lùi nạn TH và HNCHT ngày càng đạt nhiều kết quả khả quan hơn. Những nỗ lực đó nhằm phấn đấu kéo giảm tỷ lệ TH xuống dưới 8% và quyết tâm không để xảy ra tình trạng HNCHT... như mục tiêu đề ra trong năm 2020 của tỉnh.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về việc tổ chức vận tải hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của người dân sau khi cơ bản dừng giãn cách xã hội trên phạm vi cả nước, từ ngày 23-4, ngành Đường sắt chạy thêm một đôi tàu khách Thống nhất SE1/SE2 trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, nâng tổng số lên 3 đôi/ngày gồm: SE3/4, SE5/6 và SE1/2.
(QBĐT) - Hơn 30 năm gắn bó với ngành điện, đảm nhận nhiều vị trí công tác khác nhau nhưng chị Trần Thị Lý, Phó Chánh văn phòng, Trưởng ban Nữ công Công ty Điện lực (PC) Quảng Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trở thành điển hình trong phong trào phụ nữ thi đua "giỏi việc nước, đảm việc nhà" của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Theo thống kê của WHO, Việt Nam đang là quốc gia có tỷ lệ ca mắc COVID-19 trên tổng dân số thấp thứ 2 của khu vực Tây Thái Bình Dương, với tỷ lệ 3 ca bệnh/1000.000 dân.