Bạn đồng hành của nhà nông

  • 02:04, 25/04/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo, những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong toàn tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình thiết thực nhằm hỗ trợ nông dân đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế. Trong đó, chủ động khai thác nguồn vốn ưu đãi là việc làm hiệu quả giúp nông dân thoát nghèo, ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu chính đáng.
 
Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đang quản lý, giám sát hoạt động của 876 tổ tiết kiệm-vay vốn với 31.538 hội viên tham gia. Bà Hoàng Thị Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh cho biết, rất nhiều hội viên nông dân tại các xã, phường trong toàn tỉnh còn gặp khó khăn trong đời sống hàng ngày. Nhiều hội viên không có công ăn việc làm ổn định, chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do vậy, người dân rất cần được hỗ trợ vốn để đầu tư phát triển các mô hình kinh tế. Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong toàn tỉnh đã tăng cường hoạt động khai thác nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để hỗ trợ hội viên.
 
Hiện tại, các cấp Hội đang quản lý nguồn vốn ủy thác hơn 1.326 tỷ đồng. Vốn tín dụng ưu đãi đã tạo điều kiện cho nông dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao đời sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh. Từ năm 2014-2019, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,7% xuống còn 4,98%, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 18,24% xuống còn 6,67%.
 
Anh Phạm Văn Hùng, thôn Tam Đa, xã Sơn Hóa (Tuyên Hóa) cho biết, để cải thiện cuộc sống gia đình, anh đã mạnh dạn vay 70 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH thông qua Hội Nông dân xã để xây dựng mô hình chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp khép kín. Với những kiến thức tiếp thu được qua các lớp tập huấn do Hội Nông dân xã Sơn Hóa phối hợp tổ chức cộng với đi tham quan, học hỏi ở nhiều nơi, anh đã mạnh dạn đầu tư trang trại để nuôi gà. Hiện tại, trang trại của anh đang nuôi 6.000 con gà. Mỗi năm, trừ chi phí thu về hơn 200 triệu đồng. 
Mô hình nuôi gà theo hướng công nghệ khép kín đem lại thu nhập ổn định cho gia đình anh Phạm Văn Hùng (xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa).
Mô hình nuôi gà theo hướng công nghệ khép kín đem lại thu nhập ổn định cho gia đình anh Phạm Văn Hùng (xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa).
Gia đình chị Phạm Thị Hương ở phường Quảng Thuận (TX. Ba Đồn) cũng là một điển hình thoát nghèo, vươn lên khá giả nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay. Năm 2019, gia đình chị vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH để đầu tư, cải tạo 2 hồ nuôi tôm với diện tích 5ha. Hiện tại, hồ tôm của gia đình chị nuôi hơn 8.000 con tôm, sau khi trừ chi phí thu lãi gần 150 triệu đồng.
 
“Đã làm kinh tế thì vốn bao nhiêu cũng không đủ, dù ít hay nhiều thì nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đã kịp thời giúp gia đình tôi vượt qua khó khăn. Nếu không có nguồn vốn ban đầu này, tôi khó gây dựng được mô hình kinh tế ổn định như bây giờ”, chị Hương chia sẻ.
 
Để hỗ trợ cho các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích và sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, từ năm 2014 đến nay, các cấp Hội Nông dân đã phối hợp tổ chức 5.328 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 329.000 lượt hội viên; xây dựng mới 442 mô hình về chăn nuôi, trồng trọt, ngành nghề dịch vụ; tổ chức 54 lớp tập huấn về mô hình kinh tế tập thể, vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường cho 560 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh…
 
Nhiều mô hình, dự án vay vốn tín dụng ủy thác đã phát huy được hiệu quả, đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Tiêu biểu, như: dự án “Chăn nuôi lợn sinh sản” ở xã Vĩnh Ninh (Quảng Ninh), “Trồng keo tràm lấy gỗ” tại phường Bắc Lý (TP. Đồng Hới), “Mua ngư lưới cụ đánh bắt hải sản” tại xã Cảnh Dương (Quảng Trạch)…
 
Ngoài ra, các cấp Hội Nông dân còn phân công cán bộ có năng lực thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ số hộ vay; chủ động phối hợp với cán bộ tín dụng Ngân hàng CSXH cùng các tổ tiết kiệm-vay vốn thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng vốn vay bảo đảm đúng mục đích; đồng thời, chủ động tiến hành kiểm tra tất cả các cơ sở hội, tổ tiết kiệm-vay vốn và hội viên vay vốn tín dụng chính sách. Nhờ đó ý thức, trách nhiệm trong sử dụng vốn vay và thực hiện trả nợ của hội viên nông dân được nâng lên, góp phần bảo đảm chất lượng nguồn vốn của Nhà nước.
 
Theo bà Hoàng Thị Hà, thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng CSXH thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng.
 
Trong đó, Hội chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm truyền tải đầy đủ các chủ trương, chính sách mới của Ðảng và Nhà nước về tín dụng chính sách đến hội viên; tranh thủ sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với hoạt động ủy thác cho vay và kiểm tra, giám sát, bảo đảm nguồn vốn được nông dân sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả; kịp thời biểu dương những điển hình trong tổ chức thực hiện ủy thác, sử dụng vốn vay.
 
Đồng thời, Hội sẽ tăng cường phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, dạy nghề, hướng dẫn cách làm ăn có hiệu quả… giúp các hộ dân từng bước thoát nghèo, phát triển sản xuất, kinh doanh.
L.Chi

tin liên quan

Xây dựng 13 công trình "Ánh sáng vùng biên" với chiều dài gần 22km
Xây dựng 13 công trình "Ánh sáng vùng biên" với chiều dài gần 22km

(QBĐT) - Với vai trò là lực lượng chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, thời gian qua, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã triển khai nhiều mô hình, việc làm cụ thể, trực tiếp góp phần ổn định đời sống nhân dân, giúp dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trên địa bàn biên giới. 

Còn đó những khó khăn
Còn đó những khó khăn

(QBĐT) - Với mục tiêu gắn kết các thành viên, hỗ trợ, giúp đỡ nhau để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi (NCT), thời gian qua, công tác nhân rộng mô hình câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) đang được triển khai tích cực ở Quảng Bình. Tuy nhiên, trong quá trình thành lập, các CLB vẫn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

Dịch COVID-19: Chung sống an toàn nhưng không được chủ quan
Dịch COVID-19: Chung sống an toàn nhưng không được chủ quan

Chính phủ quyết định dừng giãn cách xã hội và nới lỏng ở một số địa phương nhưng vẫn phải đảm bảo nghiêm các quy định phòng chống dịch trên tinh thần chung sống an toàn nhưng tuyệt đối không chủ quan.