Lễ hội "Đậm muôn sắc Tết": Khi hơi thở thời đại đi từ cái nôi truyền thống
03:12, 26/12/2019
(QBĐT) - Mỗi độ xuân về, người dân miền Trung nao nức vui lễ hội trong không khí đón năm mới an lành. Những lễ hội từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong dòng chảy cuộc sống hiện đại, góp phần đáp ứng nhu cầu đời sống – văn hoá của người dân.
Trân trọng di sản về tinh thần của tổ tiên
Lễ hội cổ truyền là sự kiện văn hoá mang tính cộng đồng, tập hợp những hành vi, nghi thức và cầu nguyện thể hiện sự tôn kính của con người dành cho đấng siêu nhiên và thần linh; cùng với các sinh hoạt văn hoá, diễn xướng dân gian như hát, múa, trò chơi, sân khấu… gắn liền với nhu cầu đời sống. Tại miền Trung, đời sống của người dân gắn liền với nông – ngư nghiệp đã sản sinh ra các lễ hội cổ truyền đặc sắc riêng như lễ hội Cầu Ngư, Bài Chòi, vía Bà, đấu vật v.v.
Trong những lễ hội truyền thống rộn ràng xuân sang, người dân thể hiện lòng biết ơn, tôn kính với đức cá Ông trong Lễ hội Cầu Ngư bằng những nghi thức trang trọng; hay lễ hội vía Bà mang đậm màu sắc Phật giáo. Đặc biệt, không thể thiếu Hội Bài Chòi, là trò chơi dân gian của người miền Trung từ bao đời, vừa giải trí đầu năm, vừa cầu lộc cầu may. Vui hội vừa là cách người dân gửi lời tri ân năm cũ, vừa chúc mừng và cầu mong một năm mới vạn sự bình an.
Lễ hội Cầu Ngư – một trong những lễ hội truyền thống đặc trưng vào dịp Tết tại miền Trung
Tiếp nối giá trị xưa qua không khí lễ hội mới
Bên cạnh các lễ hội cổ truyền mang đậm dấu ấn vùng miền, là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Trung Bộ, những sự kiện mới xuất hiện ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá trải nghiệm văn hoá, đồng thời thúc đẩy quảng bá du lịch địa phương. Điển hình phải kể đến Festival Huế với 10 kỳ tổ chức thành công, Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng độc đáo ra đời từ năm 2008, Festial biển Nha Trang v.v.
Festival Huế, sự kiện tầm cỡ quốc tế, giúp quảng bá nét đẹp của văn hoá miền Trung đến thế giới.
Tuy nhiên, giá trị vẻ đẹp của những lễ hội mới tại miền Trung nói riêng cũng như trên cả nước nói chung vẫn luôn đi từ cái gốc của lễ hội truyền thống. Ý nghĩa của một lễ hội là phải khiến cho cuộc sống của người dân thêm phong phú, làm vai trò cầu nối, khiến người và người xích lại gần nhau hơn, khoảng cách giữa các thế hệ được rút ngắn hơn. Vì thế, dù cuộc sống đổi thay liên tục, lễ hội truyền thống vẫn có một chỗ đứng riêng vững chắc, từ đó là nguồn cảm hứng cho sự ra đời của những lễ hội mới, tiếp nối và giữ gìn, tôn vinh nét đẹp văn hoá của cả một vùng đất.
Chung tay bồi đắp giá trị tinh thần tốt đẹp của người Việt
Là người con thân thương của mảnh đất miền Trung giàu truyền thống, thương hiệu bia Huda vẫn luôn đồng hành và có sự thấu hiểu sâu sắc đời sống, văn hoá của người dân nơi đây trong hơn 30 năm qua. Nhân dịp Tết Canh Tý, hoà chung không khí lễ hội trên cả nước, Huda khởi động chiến dịch mang chủ đề “Một vị bia, đậm muôn sắc Tết”.
Chiến dịch sẽ mang đến cho người dân miền Trung cơ hội hiểu hơn về những nét đẹp truyền thống thông qua chuỗi sự kiện vô cùng đặc sắc sẽ diễn ra tại Quảng Bình, Đà Nẵng, Nghệ An và Huế vào cuối năm 2019, đầu năm 2020. Hơn nữa, nhằm khơi dậy và lan toả niềm tự hào về những lễ hội đặc sắc của quê hương từ xưa đến nay, Huda đã ra mắt phim quảng cáo Tết vô cùng ấn tượng, gói trọn trong đó không khí tưng bừng của dịp Tết miền Trung. Cánh én chao liệng báo hiệu xuân về trên từng nẻo đường quê hương, cũng để mở ra hình ảnh bia Huda đồng hành và gắn kết cùng người dân miền Trung trong từng nhịp sống.
Chiến dịch Tết mừng xuân Canh Tý của Huda mong muốn tôn vinh nét đẹp các lễ hội miền Trung.
Không chỉ tạo ra một sân khấu ca nhạc hiện đại với âm thanh, ánh sáng được đầu tư công phu, tại mỗi tỉnh thành diễn ra sự kiện sẽ có sự xuất hiện của lon Huda khổng lồ, chứa đựng trong đó hình ảnh 3D tái hiện đặc sắc, chân thật các lễ hội truyền thống khắp các tỉnh thành miền Trung.
Với “Một vị bia, đậm muôn sắc Tết”, thương hiệu Huda mong muốn đem về cho người dân miền Trung một cái Tết Canh Tý vừa đậm chất truyền thống, vừa giao thoa khéo léo với hơi thở hiện đại. Người dân vừa được thưởng xuân để nhớ về một thời lễ hội sôi động của ông cha xưa, vừa đón chào những điều mới mẻ, sáng tạo từ chuỗi hoạt động hấp dẫn.
Trong suốt gần 3 thập kỷ gắn bó với miền Trung, thương hiệu bia Huda đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần người dân nơi đây. Chào đón năm mới Canh Tý 2020, Huda cũng góp phần lan tỏa tinh thần tương thân tương ái thông qua hoạt động tặng 8.000 phần quà Tết tới các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt dọc khắp 9 tỉnh thành miền Trung từ Thanh Hóa tới Quảng Ngãi. Bên cạnh đó, Huda sẽ tổ chức chuỗi sự kiện âm nhạc lớn nhất trong năm, tại 4 tỉnh thành Quảng Bình, Đà Nẵng, Nghệ An và Huế cùng hàng loạt hoạt động hấp dẫn lấy cảm hứng từ các lễ hội Tết lớn tại miền Trung.
Để biết thêm thông tin về Huda và chương trình, truy cập Fanpage Huda Beer.
(QBĐT) - Báo Quảng Bình số ra ngày 1-12 có bài "Chuyện về những bể bơi đặc biệt" phản ánh về nỗ lực dạy bơi miễn phí cho các em học sinh huyện Tuyên Hóa của một số giáo viên trên địa bàn huyện. Để có thể tiếp tục triển khai việc dạy bơi miễn phí trong năm học 2019-2020, các thầy giáo cần nguồn kinh phí để vận hành bể bơi di động với khoảng 20 triệu đồng.
Ngày 26-12, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã ban hành Công điện số 22/CĐ-TW chỉ đạo khẩn cấp ứng phó bão số 8.
(QBĐT) - Những năm gần đây, sông Ngọn Rào đoạn đi qua địa bàn xã Xuân Trạch (huyện Bố Trạch) không ngừng xâm lấn mở rộng, gây nên tình trạng sạt lở nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của hàng hàng trăm hộ dân trên địa bàn.