|
Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam bằng những việc làm thiết thực
(QBĐT) - Những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin (NNCĐDC/dioxin) tỉnh Quảng Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực trong việc củng cố, xây dựng tổ chức hội vững mạnh, quan tâm, chăm lo đời sống của hội viên và các nạn nhân, góp phần cùng xã hội chung tay xoa dịu nỗi đau da cam.
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập hội (25-11-2009 - 25-11-2019), phóng viên Báo Quảng Bình đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Quốc Trị, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh về những hoạt động nghĩa tình, trách nhiệm của tổ chức hội thời gian qua.
PV: Kể từ khi thành lập đến nay, Hội NNCĐDC/dioxin đã có những hoạt động cụ thể nào trong xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức hội để thực hiện tốt mọi mặt công tác, thực sự là “mái ấm tình thương” của các nạn nhân, thưa ông?
Ông Nguyễn Quốc Trị: Theo thống kê, toàn tỉnh có trên 15 nghìn người bị phơi nhiễm bởi chất độc da cam do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Đa số gia đình các nạn nhân đều phải đối diện với cuộc sống hết sức khó khăn. Để có một tổ chức đồng hành, giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội NNCĐDC/dioxin Quảng Bình được thành lập vào ngày 25-11-2009, theo Quyết định số 1862/QĐ-UBND ngày 23-7-2009 của UBND tỉnh Quảng Bình.
Với tinh thần “Đoàn kết, nghĩa tình, trách nhiệm-Vì nạn nhân chất độc da cam” từ khi thành lập đến nay, Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh đã tập trung xây dựng, phát triển tổ chức hội, triển khai toàn diện mọi mặt công tác, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đến nay, hội đã thành lập được 8/8 tổ chức hội cấp huyện, thị xã, thành phố; 137/159 tổ chức hội cấp xã, phường, thị trấn.
Hội còn thành lập Trung tâm bán trú NNCĐDC/dioxin Quảng Bình để thực hiện nhiệm vụ xông hơi, thải độc, phục hồi chức năng, điều dưỡng cho các nạn nhân. Từ khi thành lập (4-2016) đến nay, trung tâm đã tổ chức được 44 đợt tẩy độc cho 756 nạn nhân chất độc da cam trong tỉnh và 42 nạn nhân chất độc da cam của tỉnh Quảng Trị.
Tính đến cuối tháng 9-2019, các cấp hội đã vận động được trên 46 tỷ đồng và đã sử dụng trên 40 tỷ đồng cho việc sửa chữa, xây nhà mới; hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi, học nghề; xây dựng trung tâm bán trú; khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí… cho các nạn nhân chất độc da cam.
Ngoài ra, hội còn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực trong cuộc đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam, tăng cường đối ngoại để huy động nguồn quỹ nhằm chung tay giúp đỡ, xoa dịu nỗi đau cho các nạn nhân.
PV: Qua quá trình thực hiện công tác chăm sóc, giúp đỡ, thực hiện chế độ, chính sách cho nạn nhân chất độc da cam, hội đã gặp phải những khó khăn, vướng mắc nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Quốc Trị: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai hoạt động của hội còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn nhất định. Hoạt động tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân cùng chung tay vì nạn nhân chất độc da cam chưa được tiến hành thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Công tác vận động nguồn lực ở một số đơn vị cơ sở chưa được quan tâm đẩy mạnh. Các cấp hội chưa xây dựng được kế hoạch giúp đỡ nạn nhân mang tính bền vững, lâu dài. Số người được tham gia tẩy độc còn thấp so với tổng số nạn nhân trên toàn tỉnh… Nguyên nhân của vấn đề trên là do đa số đội ngũ cán bộ hội đều là những người đã nghỉ hưu, sức khỏe yếu nên hiệu quả công việc không cao. Một số cán bộ chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hội nên khi triển khai các hoạt động còn lúng túng…
PV: Được biết, thời gian tới, hội đặt ra phương châm hoạt động là “Đổi mới, hướng về cơ sở, hướng về nạn nhân”, ông có thể nói rõ hơn về nội dung này?
Ông Nguyễn Quốc Trị: Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, thời gian tới, hội sẽ tiếp tục tập trung vào việc xây dựng, củng cố tổ chức vững mạnh để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, chú trọng công tác tuyên truyền, hiện thực hóa các chủ trương, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và vận động toàn dân tích cực hưởng ứng phong trào “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam”; huy động các tầng lớp nhân dân tham gia chăm sóc, giúp đỡ các nạn nhân bằng nhiều hành động, việc làm cụ thể, thiết thực với tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm cao nhất.
Ngoài ra, hội sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng, kịp thời biểu dương, nhân rộng những cách làm hay, hiệu quả trong huy động nguồn quỹ cũng như các hoạt động khác nhằm giúp đỡ thiết thực cho các nạn nhân chất độc da cam. Một nhiệm vụ quan trọng nữa là xây dựng tinh thần đoàn kết, gắn bó trong tổ chức hội, vừa để tăng cường uy tín, nâng cao vị thế của hội, vừa bảo đảm cho hội ổn định, phát triển, thực hiện tốt các mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Cùng với đó, hội sẽ tập trung đổi mới cách thức vận động nguồn lực, xây dựng quỹ theo hướng tài trợ gắn với địa chỉ; tiến hành khảo sát, thống kê để nắm bắt nhu cầu của nạn nhân nhằm đưa ra sự giúp đỡ phù hợp, thiết thực. Hội sẽ tiếp tục tập hợp các lực lượng phối hợp đấu tranh bảo về quyền lợi cho nạn nhân; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thanh tra, giám sát, kiến nghị, xử lý các trường hợp thực hiện không đúng chính sách đối với người có công và triển khai một số nhiệm vụ quan trọng khác nhằm bảo đảm để hội hoạt động đúng các quy định của pháp luật, điều lệ hội.
PV: Xin cảm ơn ông!
Mỹ Huệ (Thực hiện)
(QBĐT) - Những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin (NNCĐDC/dioxin) tỉnh Quảng Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực trong việc củng cố, xây dựng tổ chức hội vững mạnh, quan tâm, chăm lo đời sống của hội viên và các nạn nhân, góp phần cùng xã hội chung tay xoa dịu nỗi đau da cam.
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập hội (25-11-2009 - 25-11-2019), phóng viên Báo Quảng Bình đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Quốc Trị, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh về những hoạt động nghĩa tình, trách nhiệm của tổ chức hội thời gian qua.
PV: Kể từ khi thành lập đến nay, Hội NNCĐDC/dioxin đã có những hoạt động cụ thể nào trong xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức hội để thực hiện tốt mọi mặt công tác, thực sự là “mái ấm tình thương” của các nạn nhân, thưa ông?
Ông Nguyễn Quốc Trị: Theo thống kê, toàn tỉnh có trên 15 nghìn người bị phơi nhiễm bởi chất độc da cam do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Đa số gia đình các nạn nhân đều phải đối diện với cuộc sống hết sức khó khăn. Để có một tổ chức đồng hành, giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội NNCĐDC/dioxin Quảng Bình được thành lập vào ngày 25-11-2009, theo Quyết định số 1862/QĐ-UBND ngày 23-7-2009 của UBND tỉnh Quảng Bình.
Với tinh thần “Đoàn kết, nghĩa tình, trách nhiệm-Vì nạn nhân chất độc da cam” từ khi thành lập đến nay, Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh đã tập trung xây dựng, phát triển tổ chức hội, triển khai toàn diện mọi mặt công tác, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đến nay, hội đã thành lập được 8/8 tổ chức hội cấp huyện, thị xã, thành phố; 137/159 tổ chức hội cấp xã, phường, thị trấn.
Hội còn thành lập Trung tâm bán trú NNCĐDC/dioxin Quảng Bình để thực hiện nhiệm vụ xông hơi, thải độc, phục hồi chức năng, điều dưỡng cho các nạn nhân. Từ khi thành lập (4-2016) đến nay, trung tâm đã tổ chức được 44 đợt tẩy độc cho 756 nạn nhân chất độc da cam trong tỉnh và 42 nạn nhân chất độc da cam của tỉnh Quảng Trị.
Tính đến cuối tháng 9-2019, các cấp hội đã vận động được trên 46 tỷ đồng và đã sử dụng trên 40 tỷ đồng cho việc sửa chữa, xây nhà mới; hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi, học nghề; xây dựng trung tâm bán trú; khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí… cho các nạn nhân chất độc da cam.
Ngoài ra, hội còn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực trong cuộc đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam, tăng cường đối ngoại để huy động nguồn quỹ nhằm chung tay giúp đỡ, xoa dịu nỗi đau cho các nạn nhân.
PV: Qua quá trình thực hiện công tác chăm sóc, giúp đỡ, thực hiện chế độ, chính sách cho nạn nhân chất độc da cam, hội đã gặp phải những khó khăn, vướng mắc nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Quốc Trị: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai hoạt động của hội còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn nhất định. Hoạt động tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân cùng chung tay vì nạn nhân chất độc da cam chưa được tiến hành thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Công tác vận động nguồn lực ở một số đơn vị cơ sở chưa được quan tâm đẩy mạnh. Các cấp hội chưa xây dựng được kế hoạch giúp đỡ nạn nhân mang tính bền vững, lâu dài. Số người được tham gia tẩy độc còn thấp so với tổng số nạn nhân trên toàn tỉnh… Nguyên nhân của vấn đề trên là do đa số đội ngũ cán bộ hội đều là những người đã nghỉ hưu, sức khỏe yếu nên hiệu quả công việc không cao. Một số cán bộ chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hội nên khi triển khai các hoạt động còn lúng túng…
PV: Được biết, thời gian tới, hội đặt ra phương châm hoạt động là “Đổi mới, hướng về cơ sở, hướng về nạn nhân”, ông có thể nói rõ hơn về nội dung này?
Ông Nguyễn Quốc Trị: Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, thời gian tới, hội sẽ tiếp tục tập trung vào việc xây dựng, củng cố tổ chức vững mạnh để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, chú trọng công tác tuyên truyền, hiện thực hóa các chủ trương, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và vận động toàn dân tích cực hưởng ứng phong trào “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam”; huy động các tầng lớp nhân dân tham gia chăm sóc, giúp đỡ các nạn nhân bằng nhiều hành động, việc làm cụ thể, thiết thực với tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm cao nhất.
Ngoài ra, hội sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng, kịp thời biểu dương, nhân rộng những cách làm hay, hiệu quả trong huy động nguồn quỹ cũng như các hoạt động khác nhằm giúp đỡ thiết thực cho các nạn nhân chất độc da cam. Một nhiệm vụ quan trọng nữa là xây dựng tinh thần đoàn kết, gắn bó trong tổ chức hội, vừa để tăng cường uy tín, nâng cao vị thế của hội, vừa bảo đảm cho hội ổn định, phát triển, thực hiện tốt các mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Cùng với đó, hội sẽ tập trung đổi mới cách thức vận động nguồn lực, xây dựng quỹ theo hướng tài trợ gắn với địa chỉ; tiến hành khảo sát, thống kê để nắm bắt nhu cầu của nạn nhân nhằm đưa ra sự giúp đỡ phù hợp, thiết thực. Hội sẽ tiếp tục tập hợp các lực lượng phối hợp đấu tranh bảo về quyền lợi cho nạn nhân; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thanh tra, giám sát, kiến nghị, xử lý các trường hợp thực hiện không đúng chính sách đối với người có công và triển khai một số nhiệm vụ quan trọng khác nhằm bảo đảm để hội hoạt động đúng các quy định của pháp luật, điều lệ hội.
PV: Xin cảm ơn ông!
Mỹ Huệ (Thực hiện)