Bổ sung thêm một ngày nghỉ lễ, dịp Quốc khánh sẽ nghỉ kéo dài 2 ngày

  • 04:11, 19/11/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Quốc hội đã quyết định bỏ phương án bổ sung một ngày nghỉ lễ là ngày Gia đình Việt Nam của Chính phủ, thay vào đó là phương án bổ sung thêm một ngày nghỉ lễ vào dịp Quốc khánh.
(Ảnh minh hoạ: PV/Vietnam+)
(Ảnh minh hoạ: PV/Vietnam+)

Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng mai (20-11), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi).

Trao đổi với phóng viên bên lề Quốc hội ngày 19-11 về việc tiếp thu mới nhất của dự thảo bộ luật, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, ngoài một số vấn đề Chính phủ đề xuất, cơ quan thẩm tra cũng sẽ có những bổ sung, điều chỉnh với một số vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau.
 
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, khi thảo luận tại tổ và hội trường về bổ sung một ngày nghỉ lễ trong năm, nhiều đại biểu để xuất sẽ chọn bổ sung một ngày nghỉ lễ trong khoảng thời gian từ 1-5 đến 2-9. Chính phủ đã đề xuất chọn ngày 28-6 với ý nghĩa là ngày Gia đình Việt Nam.
 
Tuy nhiên, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề xuất chọn bổ sung ngày nghỉ ngày cận kề với ngày Quốc khánh 2/9 để mang nhiều ý nghĩa hơn. Dịp nghỉ lễ Quốc khánh sẽ kéo dài thêm, giúp nhiều gia đình, người lao động có hai ngày nghỉ ngơi, vui chơi cũng như có thêm thời gian chuẩn bị cho học sinh trước ngày khai giảng năm học mới 5/9. Do đó, Quốc hội đã đề xuất bỏ phương án nghỉ vào ngày Gia đình Việt Nam và thay vào đó là bổ sung một ngày nghỉ vào dịp Quốc khánh.
 
Ông Bùi Sỹ Lợi cho hay: “Bản thân ý nghĩa ngày Tết Độc lập đã bao hàm ý nghĩa của ngày Gia đình Việt Nam. Do đó, Quốc hội bổ sung phương án nghỉ lễ vào ngày 1/9 hoặc 3/9 và giao Chính phủ chọn một trong hai ngày này.”
 
Dự thảo Bộ Luật Lao động cũng đã tiếp thu những ý kiến về các vấn đề lớn như tăng tuổi nghỉ hưu, tăng giờ làm thêm tối đa, giảm giờ làm việc bình thường... theo hướng đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội. (Ảnh: TTXVN)
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội. (Ảnh: TTXVN)
Đối với đề xuất giảm giờ làm việc từ 48 giờ/tuần xuống còn 44 giờ/tuần, ông Bùi Sỹ Lợi cho biết, Quốc hội giao Chính phủ căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội. Khi năng suất lao động tăng lên, người lao động có nhu cầu giảm giờ làm thì sẽ đánh giá tác động của việc giảm thời gian xuống, không phải 44 giờ/tuần mà có thể chỉ còn 40 giờ/tuần. Nhà nước khuyến khích chủ lao động và người sử dụng lao động thương lượng để giảm giờ làm việc từ 44 giờ xuống 40 giờ/tuần.
 
“Quy định về thời gian làm việc là mở nên các tổ chức công đoàn mạnh hoàn toàn có điều kiện để thương lượng chủ sử dụng lao động giảm thêm từ 4-8 giờ/tuần. Người lao động cũng có mong muốn và quyền của họ, nếu cần thiết thì họ sẽ nghỉ không lương,” ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.
 
Bên cạnh đó, theo ông Bùi Sỹ Lợi, dự thảo bộ luật còn được thiết kế theo hướng ưu tiên cho phụ nữ, khi hết hợp đồng lao động nhưng mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ thì doanh nghiệp sử dụng lao động phải ưu tiên ký kết hợp đồng mới. Dự thảo bộ luật cũng quy định cấm việc làm thêm giờ với lao động nữ mang thai, làm việc ở vùng sâu, vùng xa./.
 
Theo Nhóm PV (Vietnam+)

tin liên quan

Khai trương văn phòng công chứng Trần Văn Lê
Khai trương văn phòng công chứng Trần Văn Lê

(QBĐT) - Chiều ngày 18-11, tại TP. Đồng Hới, Văn phòng công chứng Trần Văn Lê đã tổ chức lễ khai trương, đi vào hoạt động. 

Từ chiều 18-11, không khí lạnh gây mưa rét ở đồng bằng Bắc Bộ
Từ chiều 18-11, không khí lạnh gây mưa rét ở đồng bằng Bắc Bộ
Khoảng sáng 18-11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh vùng núi phía Bắc Bắc Bộ, đến trưa chiều 18-11 sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
 
Người thương binh "tàn nhưng không phế"
Người thương binh "tàn nhưng không phế"

(QBĐT) - Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, ông đã hy sinh một phần thân thể cho độc lập, tự do của dân tộc. Đất nước hòa bình, ông lại vượt qua khó khăn, bệnh tật tiếp tục xung phong trên các mặt trận phát triển kinh tế-xã hội, tham gia xây dựng chính quyền cơ sở... Đó là thương binh 1/4 Dương Văn Việt (1958), thôn 4, xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, tấm gương sáng trong thời chiến cũng như thời bình, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ "Thương binh tàn, nhưng không phế".