Hỗ trợ khẩn cấp người dân thiệt hại do hải sản chết bất thường

  • 08:05, 10/05/2016
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 772/QĐ-TTg hỗ trợ khẩn cấp cho người dân tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường.

Cụ thể, hỗ trợ hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (gọi chung là cơ sở nuôi trồng thủy sản) bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường theo quy định tại Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31-12-2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08-11-2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg.

Hỗ trợ 15kg gạo/người/tháng trong thời gian 1,5 tháng đối với các nhân khẩu thuộc hộ gia đình chủ tàu và hộ gia đình của lao động trên tàu khai thác hải sản ở vùng ven bờ, vùng lộng không lắp máy hoặc lắp máy có công suất dưới 90 CV và các hộ gia đình làm dịch vụ hậu cần nghề cá bị ảnh hưởng trực tiếp.

Hỗ trợ một lần tối đa 5 triệu đồng/tàu không lắp máy hoặc lắp máy có công suất dưới 90 CV đánh bắt ven bờ và vùng lộng do phải tạm ngừng ra khơi khai thác hải sản. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức hỗ trợ cụ thể theo từng loại tàu, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Các doanh nghiệp, chủ vựa, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá có hoạt động thu mua, dịch vụ hậu cần nghề cá được vay vốn tín dụng tại các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định với lãi suất thấp nhất áp dụng cho lĩnh vực ưu tiên, kỳ hạn ngắn và được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong thời gian tạm trữ tối đa 6 tháng để thu mua, tạm trữ hải sản từ ngày 05-5 đến 5-6-2016.

Hải sản khai thác trong vùng biển từ 20 hải lý trở vào bờ thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế khi cơ quan có thẩm quyền xác nhận không bảo đảm an toàn buộc phải tiêu hủy thì được hỗ trợ không quá 70% giá trị.

Hỗ trợ khắc phục hậu quả môi trường (chi phí tiêu hủy hải sản chết bất thường như: chi phí vận chuyển, thu gom, vật tư, hóa chất khử trùng, tiêu độc; hỗ trợ tiền công tiêu hủy, bảo hộ lao động, trang thiết bị,....).

Theo Hoàng Diên (Chinhphu.vn)

tin liên quan

"Gồng mình" qua trạm thu phí
"Gồng mình" qua trạm thu phí

(QBĐT) - Từ đầu năm 2016 đến nay, phí đường bộ qua Trạm thu phí BOT tại QL 1A, Km 604+700, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch do Công ty cổ phần TASCO khai thác, áp dụng mức thu phí mới của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, với mức thu phí như hiện nay đã gây khó khăn không nhỏ đối với đời sống của người dân và doanh nghiệp vận tải trên địa bàn...

Nước thải Formosa: Kế hoạch xả ra sông Quyền, vận hành lại đổ ra biển?
Nước thải Formosa: Kế hoạch xả ra sông Quyền, vận hành lại đổ ra biển?

Xung quanh hiện tượng cá chết bất thường hàng loạt và vấn đề xả thải ở ven biển miền Trung, tại cuộc Tọa đàm "Chất thải công nghiệp: Hạn chế trong quản lý và khuyến nghị chính sách" do Trung tâm Con người và Thiên nhiên tổ chức sáng 10-5, giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng công tác quản lý chất thải công nghiệp hiện nay đang có vấn đề.

Thủ tướng chỉ thị tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Thủ tướng chỉ thị tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị 13/CT-TTg yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP).