Đang lái xe, dùng tay sử dụng điện thoại bị phạt 800.000 đồng

  • 10:05, 31/05/2016
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

Đó là một trong những quy định của nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt vừa được Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ 1-8 tới.

Cụ thể, dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái ôtô chạy trên đường bị phạt tiền từ 600.000-800.000 đồng (bổ sung vào quy định xử phạt để phù hợp với Công ước quốc tế 1968 về giao thông đường bộ mà Việt Nam vừa mới gia nhập).

Xe không được quyền ưu tiên nhưng lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng. Mức phạt tiền này cũng áp dụng với hành vi chạy xe dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường quy định tốc độ tối thiểu.

Với người lái ôtô, mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe cũng được tăng lên, lái xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16-18 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 4 đến 6 tháng (mức phạt hiện nay 10-15 triệu đồng).

Đối với người điều khiển môtô, xe máy, tăng mức phạt từ 1-2 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 1-3 tháng nếu người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50-80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25-0,4 miligam/lít khí thở. Mức phạt này tăng gấp đôi so với quy định hiện hành.

Nếu người điều khiển xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở, mức phạt sẽ tăng lên 3-4 triệu đồng  thay cho mức phạt tiền từ 2-3 triệu đồng như hiện nay và bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Để ngăn chặn việc xe máy đi vào đường cao tốc đang xảy ra trên nhiều tuyến, dự thảo nghị định tăng mức phạt hành vi đi xe máy vào đường cao tốc lên từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng thay cho mức phạt tiền từ 200.000-400.000 đồng như hiện nay. Người vi phạm bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Ngoài ra, nghị định bổ sung nhiều mức phạt theo hướng tăng nặng đối với nhiều hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, chở hàng quá tải nhằm tăng tính răn đe, ngăn ngừa vi phạm.

Theo T.PHÙNG - L.C - K.HƯNG (Tuổi trẻ)

tin liên quan

Chia sẻ khó khăn cùng công nhân lao động nghèo
Chia sẻ khó khăn cùng công nhân lao động nghèo

(QBĐT) - "Tháng Công nhân" năm 2016 với chủ đề "Vì người lao động có hoàn cảnh khó khăn" được các cấp công đoàn tỉnh thực hiện từ ngày 15-4 đến 30-5-2016. Đây là hoạt động thường niên do LĐLĐ tỉnh tổ chức với nhiều nội dung khác nhau, nhằm động viên, hỗ trợ CNVCLĐ trong toàn tỉnh nỗ lực vượt qua khó khăn, đẩy mạnh các phong trào thi đua; qua đó nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn trong thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

Phát động Tuần tắm biển trong cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ
Phát động Tuần tắm biển trong cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ

(QBĐT) - Vừa qua, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã ban hành Kế hoạch phát động Tuần tắm biển trong cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ từ ngày 25 đến 30-5-2016. Tuần tắm biển được các tổ chức công đoàn phối hợp với chuyên môn triển khai thực hiện bằng các hoạt động cụ thể như: tuyên truyền, vận động, tổ chức cho cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tắm biển, dùng hải sản có nguồn gốc an toàn; tham gia dọn vệ sinh, làm sạch bãi biển; tổ chức các hoạt động thể thao trên bãi biển...

Nhiều hoạt động hưởng ứng "Tháng Công nhân"
Nhiều hoạt động hưởng ứng "Tháng Công nhân"

(QBĐT) - Nhằm hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2016, Công đoàn ngành Xây dựng Quảng Bình đã tổ chức triển khai nhiều hoạt động thiết thực như: Khởi công nhà mái ấm công đoàn; thăm hỏi, động viên và trao quà cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn và thăm một số đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công đoàn ngành.