Tưng bừng lễ hội đập trống của người Ma Coong

  • 07:02, 14/02/2025
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Tối 13/2 (tức 16 tháng Giêng âm lịch), tại xã Thượng Trạch (Bố Trạch) đã diễn ra lễ hội đập trống của đồng bào dân tộc thiểu số Ma Coong.
 
Tham gia lễ hội có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và huyện Bố Trạch cùng đông đảo nhân dân và du khách.
Điểm nhấn của lễ hội là nghi thức đập trống.
Điểm nhấn của lễ hội là nghi thức đập trống.
Lễ hội đập trống là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Ma Coong, được tổ chức vào ngày 16 tháng giêng âm lịch hàng năm. Đây là dịp để người Ma Coong bày tỏ lòng thành kính với Giàng (trời), cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương tham dự lễ hội.
Đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương tham dự lễ hội.
Lễ hội còn là cơ hội để những đôi trai gái gặp gỡ, trao gửi tình cảm, tìm bạn trăm năm theo phong tục của người Ma Coong.
 
Lễ hội năm nay được tổ chức với 3 nội dung chính: Tổ chức các môn thi đấu thể thao truyền thống trong khuôn khổ đại hội thể dục thể thao cấp xã; tổ chức phiên chợ quê, hội thi chế biến các món ăn truyền thống của người Ma Coong và lễ hội đập trống.   
Phần lễ với với các nghi thức cúng Giàng, dâng lễ vật, cầu mong những điều tốt đẹp đến với bản làng.
Phần lễ với các nghi thức cúng Giàng, dâng lễ vật, cầu mong những điều tốt đẹp đến với bản làng.
Lễ hội đập trống được chia làm hai phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ do già làng hoặc những người có uy tín trong cộng đồng đảm nhiệm, với các nghi thức cúng Giàng, dâng lễ vật, cầu mong những điều tốt đẹp đến với bản làng. Sau khi phần lễ kết thúc, phần hội bắt đầu trong không khí rộn ràng, sôi động. 
A
UBND huyện Bố Trạch tặng quà cho các bản của xã Thượng Trạch.
Điểm nhấn của lễ hội là nghi thức đập trống, khi thanh niên trong bản thay nhau dùng dùi gỗ đập vào mặt trống. Tiếng trống vang vọng khắp núi rừng, được tin rằng sẽ xua đuổi tà ma, mang lại sự bình yên cho bản làng. Khi mặt trống vỡ cũng là lúc niềm vui hội ngộ, tình đoàn kết được nhân lên, mở ra một năm mới đầy may mắn.
 
Bên cạnh ý nghĩa tâm linh, lễ hội còn góp phần thúc đẩy du lịch địa phương, động viên bà con đoàn kết, hăng say lao động sản xuất, phát triển kinh tế, cùng nhau xây dựng bản làng ngày càng ấm no, hạnh phúc và văn minh.
 
 
Với giá trị đặc biệt, năm 2019, lễ hội đập trống của người Ma Coong đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. 
 
Diệu Hương
 

tin liên quan

Tình quê trong tập thơ xuân
Tình quê trong tập thơ xuân

(QBĐT) - Lật giở từng trang sách đẹp, đọc mỗi vần thơ hay, tôi thầm nghĩ về những điều tốt lành mà mùa xuân đã đem đến cho tất cả chúng ta, nhất là giới văn nghệ sĩ trên quê hương xứ Lệ.

Em gái Ma Coong xuống phố
Em gái Ma Coong xuống phố
(QBĐT) - Ra giêng rồi em du xuân về phố núi
Gùi mây lưng ong óng ánh mật ong
Tiếng suối hát nâng rừng lên vời vợi
Phố chùng chình sương mỏng mênh mông
Cho giọt nắng say
Cho giọt nắng say
(QBĐT) - Ừ thì hoa nở hoa tàn
Mùa xuân hát phía vênh vang đất trời.
Yêu thương đâu chỉ cất lời
Đằm sâu ánh mắt
Nụ cười gửi trao.