(QBĐT) - Sáng nay, 3/10, tại TP. Đồng Hới, Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) tổ chức khai mạc lớp tập huấn triển khai thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” cho đội ngũ cán bộ cơ sở.
Tham gia lớp tập huấn có 70 học viên đến từ các đơn vị trực thuộc Sở VH-TT; Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm VH-TT và Truyền thông cùng cán bộ của 16 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc các huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa.
Phó Giám đốc Sở VH-TT Mai Xuân Thành khai mạc lớp tập huấn.
Lớp tập huấn diễn ra trong 2 ngày (3 và 4/10), các học viên sẽ tiếp thu 4 chuyên đề và cùng trao đổi trực tiếp về những khó khắn vướng mắc trên thực tế ở cơ sở với các giảng viên đến từ Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VH-TT và Du lịch), Ban Dân tộc tỉnh, Sở Tài chính và Sở VH-TT.
Cụ thể, các giảng viên sẽ cập nhật những nội dung chính, bao gồm: Một số giải pháp trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói chung và Dự án 6 nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; khái quát hệ thống văn bản và hướng dẫn việc áp dụng văn bản trong thực hiện việc giải ngân nguồn vốn của Dự án 6; tổng quan về Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; kết quả triển khai Dự án 6 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, khó khăn, vướng mắc và giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Các học viên tham gia lớp tập huấn.
Phó Giám đốc Sở VH-TT Mai Xuân Thành trao đổi tại lớp tập huấn: Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” là một chủ trương lớn nhằm góp phần thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14, ngày 19/6/2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, thời gian qua đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành; sự phối kết hợp của các cơ quan chuyên môn, các địa phương và đặc biệt được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân.
Giảng viên đến từ Ban Dân tộc tỉnh trao đổi những nội dung liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tại Quảng Bình, việc triển khai các nhiệm vụ thành phần của Dự án 6 đã góp phần tích cực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Các thiết chế văn hóa, thể thao được xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, đội văn nghệ truyền thống được thành lập và bảo đảm các trang phục, nhạc cụ... đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào dân tộc tại địa phương.
Quang cảnh lớp tập huấn.
“Tuy nhiên, để khắc phục những khó khăn về công tác quản lý nhà nước và những vướng mắc, bất cập ở các địa phương, tiếp tục triển khai hiệu quả Dự án 6 rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là người dân-đối tượng thụ hưởng chương trình này”, Phó Giám đốc Sở VH-TT chia sẻ.
(QBĐT) - Kể từ khi nghệ thuật bài chòi Trung bộ Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2017, bài chòi trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm, tạo nhiều điều kiện để lan tỏa đến với người dân, đặc biệt là lớp trẻ. Trong nỗ lực chung đó, bài chòi đã "gõ cửa" trường học như một tín hiệu vui để "tiếp lửa" tình yêu di sản đến với thế hệ trẻ. Tuy nhiên, để có thể giữ được "ngọn lửa" này bền vững, vẫn rất cần sự quan tâm mạnh mẽ hơn nữa từ các cấp, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương.
(QBĐT) - Ngày 2/10, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh tổ chức lễ trao bằng công nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian Việt Nam và kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian" cho những cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc bảo tồn, phát huy các các giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương.
(QBĐT) - Từ một vế của câu thành ngữ "Trung Bính tứ thượng thư" đã thôi thúc tôi thu thập tư liệu, tìm hiểu về danh nhân Phạm Xứng, người cùng với Thượng thư Huỳnh Côn làm rạng danh quê hương Trung Bính thuở nào.