Khai hội di tích lịch sử Quốc gia chùa Hoằng Phúc năm 2023

  • 12:02, 05/02/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Ngày 5/2 (nhằm ngày 15 tháng giêng năm Quý Mão), UBND huyện Lệ Thủy phối hợp với Ban Trụ trì chùa Hoằng Phúc tổ chức khai hội di tích lịch sử Quốc gia chùa Hoằng Phúc năm 2023.

Toàn cảnh buổi lễ.
Toàn cảnh buổi lễ.

Đến dự có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ: Phạm Thị Hân, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh; Lê Văn Bảo, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Đinh Hữu Thành, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ; Hồ An Phong, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Minh Tâm, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, huyện Lệ Thủy cùng đông đảo tăng ni, phật tử và người dân trên địa bàn.

Đồng chí Lê Vĩnh Thế, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đánh trống khai hội chùa Hoằng Phúc năm 2023.
Đồng chí Bí thư Huyện ủy Lê Vĩnh Thế đánh trống khai hội chùa Hoằng Phúc năm 2023.

Di tích lịch sử Quốc gia chùa Hoằng Phúc tọa lạc tại thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy (Lệ Thủy) là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung được hình thành cách đây hơn 700 năm. Năm 1301 Phật hoàng Trần Nhân Tông trong chuyến kinh lý phía Nam đã đến ở và truyền giảng giáo lý Phật giáo.

Năm 2014, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phát tâm đóng góp của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, phật tử và nhân dân, chùa Hoằng Phúc được xây dựng khang trang, bề thế theo lối kiến trúc đời Trần. Năm 2015, chùa Hoằng Phúc được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia, trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, gắn kết cộng đồng, đoàn kết dân tộc. 

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham dự lễ hội.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham dự lễ hội.

Lễ hội chùa Hoằng Phúc năm 2023 được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh theo nghi thức Phật giáo, như: Lễ rước nước từ vực An Sinh lên chùa; lễ khai ấn; lễ phóng sinh; thuyết pháp và lễ quy y Tam Bảo; lễ cúng Phật cầu Quốc thái dân an; lễ phát lộc, thả hoa đăng.

Cùng đó, nhiều hoạt động văn hóa-thể thao độc đáo được tổ chức, như: Hò khoan Lệ Thủy; múa vương, tướng, long, hổ; hội bài chòi; đánh đu truyền thống; thi đấu cờ tướng; kéo co; cho chữ thư pháp; đẩy gậy; biểu diễn võ thuật cổ truyền; gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP, múa rối nước…

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi lễ tắm Phật.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi lễ tắm Phật.

Phát biểu tại lễ khai hội, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy Đặng Đại Tình cho rằng, thông qua lễ hội nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các loại hình di sản văn hoá dân tộc; gắn bảo tồn văn hoá với phát huy tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời, giới thiệu tới du khách trong và ngoài nước vẻ đẹp linh thiêng về mảnh đất và con người Lệ Thuỷ; tăng cường, khối đại đoàn kết dân tộc; tạo không khí vui tươi, phấn khởi, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân…

Một số hình ảnh tại lễ hội Di tích lịch sử Quốc gia chùa Hoằng Phúc năm 2023:

Ngọc Hải (thực hiện)

tin liên quan

Đồng Hới và những bài thơ đẹp
Đồng Hới và những bài thơ đẹp

(QBĐT) - Đồng Hới là thành phố đẹp, là nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào đối với văn nghệ sĩ Quảng Bình. 

Tác giả trẻ văn học nghệ thuật Quảng Bình: Kế thừa và phát triển
Tác giả trẻ văn học nghệ thuật Quảng Bình: Kế thừa và phát triển

(QBĐT) - Tác giả trẻ là lực lượng quan trọng trong các hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật hiện nay của Quảng Bình.

Quảng Bình muôn vẻ
Quảng Bình muôn vẻ

(QBĐT) - Hệ thống hung Thoòng rất độc đáo và đặc sắc với nhiều hang động nằm sâu trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.