Hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam 2022: "Hãy sống và hy vọng"

  • 02:02, 14/02/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT)- Ngày 14/2, tại Trung tâm Văn hóa thông tin huyện Quảng Trạch, Hội Văn học-Nghệ thuật (VHNT) tỉnh, Chi hội VHNT huyện Quảng Trạch và TX. Ba Đồn tổ chức Ngày thơ Việt Nam 2022. Đồng chí Hồ An Phong, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự lễ khai mạc.
 
Tham dự chương trình có đồng chí Nguyễn Xuân Đạt, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và đông đảo nhà thơ, các tác giả, công chúng yêu thơ trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Hồ An Phong đánh trống khai mạc chương trình
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ An Phong đánh trống khai mạc chương trình

Từ bài thơ “Nguyên tiêu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, rằm tháng giêng (15/1 âm lịch) hàng năm được Chính phủ chọn là Ngày thơ Việt Nam.

20 năm qua, Ngày thơ Việt Nam-Tết Nguyên tiêu đã trở thành ngày tao ngộ của thi nhân mặc khách và công chúng yêu thơ.

Ngày thơ không chỉ nhằm tôn vinh nền thi ca Việt Nam mà còn bồi đắp tâm hồn, giá trị nhân văn, vẻ đẹp tinh thần của một dân tộc, xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam.

Hội viên Hội VHNT trình bày tác phẩm thơ “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt.
Hội viên Hội VHNT trình bày tác phẩm thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt.

Với chủ đề "Hãy sống và hy vọng", Ngày thơ Việt Nam lần thứ XX năm 2022 là dịp tôn vinh những giá trị của thơ và người làm thơ, qua đó, lan tỏa vẻ đẹp của thơ ca, của văn hóa dân tộc vào mọi mặt đời sống.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với rất nhiều khó khăn, thách thức và cả sự mất mát, song tinh thần Việt Nam lại một lần nữa hiện ra với ý chí, nghị lực sống mãnh liệt như đã được chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Đó là tình yêu thương đồng loại, sự dâng hiến cho cộng đồng, là sự đồng lòng giữa chính quyền và người dân cho sự bình an của con người và sự phát triển của đất nước, đặc biệt là niềm hy vọng lớn lao của con người Việt Nam vào một tương lai tốt đẹp hơn. 

Hội viên Hội VHNT trình bày tác phẩm thơ “Nguyên Tiêu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hội viên Hội VHNT trình bày tác phẩm thơ “Nguyên tiêu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sau hồi trống khai mạc, công chúng yêu thơ được nghe lại 2 bài thơ: “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt và “Nguyên tiêu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cũng trong dịp này, các nhà thơ, những người sáng tác đã thể hiện nhiều tác phẩm thơ tập trung vào chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mùa xuân, tình yêu quê hương, đất nước, con người; ca ngợi lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19 và bày tỏ niềm tin về một ngày mai tươi sáng…

Một tiết mục văn nghệ hướng ứng Ngày thơ Việt Nam
Một tiết mục văn nghệ hướng ứng Ngày thơ Việt Nam

Chương trình Ngày thơ Việt Nam lần thứ XX thu hút đông đảo người sáng tác thơ và yêu thơ thưởng thức. Đây còn là dịp để giao lưu, gặp gỡ, khơi nguồn cảm hứng thi ca cho các nhà thơ, người sáng tác và công chúng yêu thơ.

Nh. V
 
 
 

tin liên quan

Đâu rồi hồn cổ thụ?
Đâu rồi hồn cổ thụ?
(QBĐT) - Làng tôi ở là ngôi làng nhỏ gần núi nhưng cách bờ sông Gianh một cánh đồng có chiều ngang chừng nửa cây số.  
 
Quảng Bình muôn vẻ
Quảng Bình muôn vẻ
(QBĐT) - Với phương châm nhanh chóng mở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, trên địa bàn tỉnh không khí thi đua lao động đã diễn ra sôi nổi với quyết tâm, kỳ vọng mới.
 
Bài thơ "Đồng Hới" - Dự cảm về một thành phố đẹp
Bài thơ "Đồng Hới" - Dự cảm về một thành phố đẹp

(QBĐT) - Trong hồi ký "Âm vang thời chưa xa", nhà thơ Xuân Hoàng kể lại hình ảnh Đồng Hới  sau trận bom phá hoại của đế quốc Mỹ như sau: "... Một hiện tượng khủng khiếp đập thẳng vào mắt chúng tôi: vùng bắc cầu Dài đã bị bom hủy diệt... Một vùng đất rộng trở nên tan tành, xơ xác. Lúc này anh em dân quân và bà con đang đào hầm sập để cứu những người bị bom vùi lấp. Nhiều người chết được khiêng ra mặt đường lấy chiếu úp mặt lại. Nhiều chiếu quá! Cứ trắng tinh cả một khúc đường... Tôi uất hận đứng lặng không nói nên lời. Ngày đó là ngày mồng bốn tháng tư năm 1965, ngày giặc Mỹ chính thức bắt đầu cuộc ném bom hủy diệt thị xã Đồng Hới. Hôm sau, chúng tôi phải sơ tán lên vùng quê, đề phòng giặc lại tiếp tục đến bắn phá...".