Hà Nội: Tái hiện lễ chào cờ lịch sử trong ngày Giải phóng Thủ đô

  • 08:09, 27/09/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Điểm nhấn của chương trình “Ký ức mùa Thu” là hoạt động tái hiện lễ chào cờ đầu tiên trong ngày giải phóng Thủ đô diễn ra tại sân Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long.
 Lễ chào cờ chiều 10-10-1954 tại sân Đoan Môn (Hoàng thành Thăng Long) do Ủy ban Quân chính thành phố tổ chức.
Lễ chào cờ chiều 10-10-1954 tại sân Đoan Môn (Hoàng thành Thăng Long) do Ủy ban Quân chính thành phố tổ chức.
Chương trình “Ký ức mùa Thu” sẽ diễn ra vào sáng 6/10 tại sân Đoan Môn - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (số 19C Hoàng Diệu, Hà Nội).
 
Điểm nhấn của sự kiện là hoạt động tái hiện lễ chào cờ đầu tiên trong ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954). Chương trình sẽ gồm các hoạt động như rước ảnh tưởng niệm của các nhân chứng lịch sử, chương trình văn nghệ “Khúc tráng ca giữa mùa thu lịch sử”…
 
Sau đó, các khách mời sẽ cùng thực hiện nghi lễ chào cờ tại sân Đoan Môn (đúng vị trí đoàn quân giải phóng thực hiện lễ chào cờ khi tiếp quản Thủ đô).
 
Đại diện ban tổ chức cho biết, vào lúc 15 giờ (10-10-1954), lễ chào cờ đầu tiên trong ngày giải phóng Thủ đô diễn ra tại sân Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long (khi đó gọi là sân Cột Cờ). Lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính thành phố tổ chức với sự tham gia của các đơn vị quân đội tham gia tiếp quản Thủ đô và đông đảo người dân Hà Nội.
 
Ngày 10-10-1954 trở thành mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô Hà Nội, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử Thăng Long-Đông Đô- Hà Nội.
 
Bên cạnh đó, “Ký ức mùa Thu” còn có nhiều hoạt động khác như chương trình giao lưu với nhà sử học, nhân chứng lịch sử (để tìm hiểu về những chặng đường phát triển của Thủ đô, nghe lại những câu chuyện, kỷ niệm về thời khắc những đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô); ra mắt cuốn sách ảnh về Ngày Giải phóng Thủ đô “Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về." 
 Sáng 10-10-1954, bộ đội từ các cửa ô tiến về tiếp quản Thủ đô, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Sáng 10-10-1954, bộ đội từ các cửa ô tiến về tiếp quản Thủ đô, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngoài ra, trưng bày “Hà Nội mùa thu năm ấy” trong khuôn khổ chương trình sẽ giới thiệu tới công chúng những hình ảnh, hiện vật, tư liệu về Thủ đô trong những năm kháng chiến chống Pháp.
 
Chương trình “Ký ức mùa Thu” do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện hướng tới kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954-10-10-2019)./.
 
Theo An Ngọc (Vietnam+)

tin liên quan

Trao giải cuộc thi viết về "Gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến xuất sắc" tỉnh Quảng Bình lần thứ III
Trao giải cuộc thi viết về "Gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến xuất sắc" tỉnh Quảng Bình lần thứ III

(QBĐT) - Chiều 26-9, Ban Thi đua-Khen thưởng tỉnh tổ chức lễ tổng kết, trao giải cuộc thi viết về "Gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến xuất sắc" tỉnh Quảng Bình lần thứ III, năm 2017-2018.  

Trao đổi kinh nghiệm thực hiện các tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới
Trao đổi kinh nghiệm thực hiện các tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

(QBĐT) - Ngày 25-9, Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) phối hợp với UBND huyện Lệ Thủy tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ và tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm thực hiện tiêu chí 6 và 16 về văn hóa trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

'Hai Phượng' của Ngô Thanh Vân đại diện Việt Nam dự sơ tuyển Oscar
'Hai Phượng' của Ngô Thanh Vân đại diện Việt Nam dự sơ tuyển Oscar
Bên cạnh những pha hành động, bộ phim cũng "ghi điểm" nhờ bối cảnh thuần Việt và kỹ thuật xử lý ánh sáng, màu sắc để diễn tả bầu không khí của "thế giới ngầm" trong những hẻm nhỏ.