'Nhật ký hòa bình' và thông điệp cho ngày mai từ người trong cuộc

  • 08:06, 26/06/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Chương trình trưng bày chuyên đề “Nhật ký hòa bình” sẽ chính thức khai mạc vào sáng 2-7 tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội).
"Nhật ký hòa bình" là những câu chuyện về thời kỳ đấu tranh hào hùng của dân tộc (1954-1975). (Ảnh: BTC)
Những câu chuyện về thời kỳ đấu tranh hào hùng của dân tộc (1954-1975) sẽ được kể lại qua hồi ức, tài liệu hiện vật, hình ảnh của những người trong cuộc theo ba chủ đề: “Nấc thang cuộc chiến,” “Khát vọng hòa bình” và “Thông điệp cho ngày mai.”
 
Đặc biệt, chương trình còn có sự góp mặt của những cựu binh từng ở chiến tuyến bên kia, từng bị giam giữ tại trại giam Hỏa Lò.
 
“Nhật ký hòa bình” cũng là lời cảm ơn của Việt Nam đến bạn bè quốc tế - những người không phân biệt quốc tịch, màu da, ngôn ngữ… đã tập hợp đấu tranh trong phong trào phản chiến, vì hòa bình của Việt Nam.
 
“Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đã vượt qua khoảng cách địa lý, ngôn ngữ để phản đối cuộc chiến Mỹ tiến hành tại Việt Nam thông qua những hoạt động như mít tinh, biểu tình, hội thảo, quyên góp tiền, hiến máu… Nhiều câu chuyện trong ‘Nhật ký hòa bình’ được khai thác từ nhân chứng, các nhà hoạt động xã hội Mỹ từng đến Việt Nam trong những ngày ‘mưa bom, bão đạn,’ các cựu Đại sứ Việt Nam tại các nước,” đại diện ban tổ chức chia sẻ.
“Nhật ký hòa bình” cũng là lời cảm ơn gửi đến bạn bè quốc tế - những người đã đấu tranh vì hòa bình của Việt Nam. (Ảnh: BTC)
“Nhật ký hòa bình” cũng là lời cảm ơn gửi đến bạn bè quốc tế - những người đã đấu tranh vì hòa bình của Việt Nam. (Ảnh: BTC)

“Không bao giờ là quá muộn cho hòa bình; Hà Nội - Thành phố vì hòa bình; Việt Nam - điểm đến của sự hợp tác, hữu nghị và hòa bình” là thông điệp mà chương trình muốn truyền tải.

Chương trình trưng bày chuyên đề “Nhật ký hòa bình” do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 55 năm diễn ra Sự kiện Vịnh Bắc Bộ (5-8-1964 - 5-8-2019) và 20 năm Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16-7-1999 - 16-7-2019).
Ngày 2-8-1964, Mỹ cho tàu khu trục Maddox ngang nhiên vào sát bờ biển để trinh sát và khiêu khích lực lượng của ta. Trước hành động đó, Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh Hải quân đã lệnh cho một đơn vị tàu phóng lôi anh dũng xuất kích, đánh đuổi tàu Maddox, buộc quân địch phải rút chạy ra vùng biển quốc tế.
 
Ba ngày sau đó (5-8-1964), lực lượng không quân Mỹ đã bất ngờ mở chiến dịch “Mũi tên xuyên,” sử dụng 64 lần chiếc máy bay ồ ạt, tập kích vào bốn khu vực ven biển, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Theo An Ngọc (Vietnam+)

 

tin liên quan

Chiêm ngưỡng những hiện vật vô giá về Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt
Chiêm ngưỡng những hiện vật vô giá về Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt

Trưng bày Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử vừa khai mạc tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (mở cửa đến hết tháng 10/2019). Đây là lần đầu tiên, công chúng được tiếp cận một cách hệ thống, đầy đủ và toàn diện với những biểu tượng, tư liệu mang giá trị lịch sử, khẳng định chủ quyền lãnh thổ và niềm tự hào dân tộc.

"Cái tình với Quảng Bình còn sâu nặng lắm"
"Cái tình với Quảng Bình còn sâu nặng lắm"

(QBĐT) - Họa sỹ Nguyễn Đức Dụ và nhạc sỹ, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha gọi chúng tôi là những người đồng hương, dù không ai trong hai nghệ sỹ ấy có quê ở Quảng Bình. Như phút đầu gặp gỡ, họ nắm lấy tay chúng tôi mà trìu mến bảo: "Chào Quảng Bình quê ta ơi! "Quê ta" thật đấy nhé, không phải chỉ trong bài hát của Hoàng Vân đâu".

Hội Nhà báo tỉnh Quảng Bình đoạt 1 giải C, 2 giải khuyến khích giải Báo chí Quốc gia năm 2018
Hội Nhà báo tỉnh Quảng Bình đoạt 1 giải C, 2 giải khuyến khích giải Báo chí Quốc gia năm 2018

(QBĐT) - Kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-1925 - 21-6-2019), tối 21-6, tại Cung Văn hoá Hữu nghị Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ 13 (năm 2018).