Nghệ thuật Bài chòi trong dòng chảy đương đại - Bài 2: 'Thắp lửa' di sản Bài chòi

  • 07:06, 08/06/2018
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Trên thực tế, một di sản văn hóa phi vật thể chỉ có thể phát huy giá trị nếu được phát triển trong chính cộng đồng đã sản sinh ra nó. Bài chòi cũng như vậy, nếu mất đi không gian văn hóa, các giá trị cốt lõi cùng đội ngũ nghệ nhân lành nghề, Bài chòi cũng sẽ mất đi hồn cốt, sự thu hút, độc đáo của mình. Trong bối cảnh hiện đại, nếu không kịp thời có những đổi thay và các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị, nghệ thuật Bài chòi sẽ dễ dần mất "lửa".
 
>> Nghệ thuật Bài chòi trong dòng chảy đương đại - Bài 1: Gian nan duy trì sức sống Bài chòi
 
 
Xã Đức Ninh (TP. Đồng Hới) là địa phương có phong trào văn hóa văn nghệ phát triển mạnh với CLB đàn hát dân ca hoạt động thường xuyên, hiệu quả. Bài chòi cũng được xã nỗ lực duy trì bài bản trong suốt một thời gian dài.
 
Tuy nhiên, theo chị Nguyễn Thị Trà My, cán bộ văn hóa xã, những năm trở lại đây, việc tổ chức hội Bài chòi ở xã gặp nhiều khó khăn hơn. Nếu như trước đây xã có từ 2-3 thôn tổ chức Bài chòi vào dịp Tết Nguyên đán, thì nay chỉ còn có thôn Đức Môn là có điều kiện tổ chức. Do không có nguồn kinh phí hỗ trợ, nên UBND xã chỉ có thể động viên, khuyến khích các thôn triển khai. Cũng vì lý do này, CLB đàn hát dân ca của xã cũng vất vả trong khâu tập luyện, chuẩn bị tiết mục, mặc dù ai cũng nhiệt tình, háo hức. Thêm nữa, các nghệ nhân của CLB, đặc biệt là các nhạc công, cũng đã lớn tuổi, trong khi lớp kế cận lại không mấy mặn mà.
 
Nghệ nhân Phan Văn Thuận (Đức Ninh, TP. Đồng Hới) là người rất tâm huyết với Bài chòi và đã có cơ hội phối hợp với Thành đoàn Đồng Hới để tập luyện cho các anh hiệu hô Bài Chòi trong Tuần lễ Văn hóa-Du lịch thành phố. Bước sang tuổi 84, ông chia sẻ nỗi trăn trở lớn nhất là không tìm được người trẻ để truyền nhiệt huyết đam mê bộ môn nghệ thuật truyền thống này. Mong muốn lớn nhất của nghệ nhân Phan Văn Thuận là Quảng Bình có một CLB riêng về Bài chòi để các nghệ nhân cao tuổi được truyền nghề và những ai muốn học, nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể này có thể tìm đến.
Từ lâu, Bài chòi đã trở thành một sản phẩm du lịch hút khách của tỉnh Quảng Nam.
Từ lâu, Bài chòi đã trở thành một sản phẩm du lịch hút khách của tỉnh Quảng Nam.
Đó là nỗi lo lắng không chỉ riêng xã Đức Ninh mà của nhiều địa phương đang nỗ lực duy trì Bài chòi trên địa bàn tỉnh ta. Ông Mai Xuân Thành, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hóa-Thể thao cho biết, trong nhiều năm qua, các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng địa phương, nhiều di sản đã trở thành nguồn lực quan trọng tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, như: Ca trù, hò khoan Lệ Thủy... Tuy nhiên, việc bảo tồn, khai thác các di sản văn hóa ở Quảng Bình chưa tương xứng với các giá trị của di sản. Nhiều di sản sau khi được công nhận chưa được chính quyền địa phương, các cấp, các ngành quan tâm, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư để bảo tồn và phát huy giá trị. Bên cạnh đó, công tác sưu tầm, biên soạn, số hóa các tư liệu về các di sản văn hóa phi vật thể chưa được triển khai, dẫn đến việc khai thác và phát huy giá trị còn hạn chế. Nhiều yếu tố gốc trong các di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương có nguy cơ bị mai một hoặc bị ảnh hưởng trong nền kinh tế thị trường.
 
Ngoài ra, công tác truyền dạy về các di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là ở trong hệ thống các trường học, chưa được chú trọng. Số nghệ nhân am hiểu sâu sắc và đang nắm giữ linh hồn của các di sản đang giảm dần và đang đứng trước nguy cơ bị thất truyền nếu không có các biện pháp bảo tồn. Cùng với sự phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc cũng đang tác động mạnh mẽ đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, nhiều hoạt động liên quan đến di sản đã bị thay đổi, cắt xén. Các các yếu tố văn hóa mới bên ngoài du nhập vào đã làm mất đi giá trị của di sản. Trong khi đó, từ trước đến nay, tỉnh Quảng Bình chưa có đề án, dự án nào dành riêng cho lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị của địa phương, trong đó có di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Bài chòi. Chính vì vậy, việc UBND tỉnh vừa phê duyệt đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Bài chòi Trung bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2018-2020 đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực bảo tồn di sản này.
 
Trong thời gian tới, theo lộ trình triển khai đề án, Quảng Bình sẽ hoàn thiện số hóa cơ sở dữ liệu về di sản nghệ thuật Bài chòi; ban hành một số cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài chòi. Đáng chú ý, tỉnh sẽ tổ chức trình diễn nghệ thuật Bài chòi trong các chương trình Lễ hội Văn hóa-Du lịch của tỉnh và ngày lễ, tết để giới thiệu đến người dân, du khách trong và ngoài nước. Hàng năm, tỉnh sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng cho các diễn viên, nghệ nhân về kỹ năng thực hành di sản nghệ thuật Bài chòi; tiến hành biên soạn, xuất bản các ấn phẩm nghiên cứu về di sản nghệ thuật Bài chòi. Đặc biệt, tỉnh sẽ xem xét đề nghị phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú cho các nghệ nhân có nhiều thành tích đóng góp cho công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Bài chòi.
 
Ông Mai Xuân Thành cho biết thêm, trong lộ trình để Bài chòi trở thành một sản phẩm du lịch, trước hết, cần duy trì và phát triển hoạt động của các câu lạc bộ Bài chòi hiện đang sinh hoạt ở các huyện, thị xã để tạo ra sản phẩm du lịch hội Bài chòi độc đáo. Đồng thời, cần tăng cường công tác xã hội hóa trong cộng đồng, các tầng lớp nhân dân để bảo đảm duy trì và phát triển cho hoạt động trình diễn nghệ thuật Bài chòi tại các địa phương, các câu lạc bộ, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của du khách trong và ngoài nước.
 
Mai Nhân

tin liên quan

Nắng trổ bông
Nắng trổ bông
(QBĐT) - Nhớ em mười năm trước
Như con suối mùa xuân
Lững lờ soi bóng lá
Xanh vào tôi trong ngần.
 
Quê nhà
Quê nhà
(QBĐT) - Bao năm dài rộng xứ người
Một chiều ngồi lại sông đời chảy trôi
Lục bình neo bến lẻ loi
Hồn nhiên sóng nước góc trời trong veo.
 
Biến rác trên biển thành tác phẩm nghệ thuật
Biến rác trên biển thành tác phẩm nghệ thuật
Từ ngày 29-5 đến 9-6, tại huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) phối hợp với Vườn quốc gia Bái Tử Long và Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh (Greenhub) tổ chức chương trình sáng tác các tác phẩm nghệ thuật từ rác thải nhựa và phao xốp trên biển, với chủ đề "Tôi yêu biển đảo/Sinh ra để sống hoang dã''.