Trình diễn thuyền buồm trên sông Nhật Lệ

  • 08:07, 15/07/2016
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Chiều 13-7-2016, Hiệp hội Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Bình tổ chức chương trình “Trình diễn thuyền buồm trên sông Nhật Lệ 2016” với sự tham gia của 10 thuyền buồm được thiết kế bằng vật liệu PPC theo tiêu chuẩn và phong cách châu Âu.

Trình diễn thuyền buồm trên sông Nhật Lệ.
Trình diễn thuyền buồm trên sông Nhật Lệ.

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội đua thuyền truyền thống Quảng Bình mở rộng lần thứ nhất, góp phần đa dạng các hoạt động du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Quảng Bình trong bối cảnh ngành du lịch của tỉnh bị thiệt hại nặng do ảnh hưởng của ô nhiễm biển. Tham dự chương trình trình diễn có 10 thuyền buồm đã tham dự Giải đua thuyền tỉnh Kiên Giang mở rộng- Phú Quốc lần thứ nhất năm 2016.

Đây là loại thuyền hai thân có cột buồm cao từ ba đến bốn mét, mỗi chiếc dài ba mét và nối chiếc với nhau bằng tấm sàn rộng khoảng 6m2. Thuyền hoạt động linh hoạt, ổn định trong mọi điều kiện với những tính năng an toàn, vượt trội. Ngoài thuyền buồm, còn có 20 thuyền Crystal Kayak, mô tô nước, cano dù lượn tham gia diễu hành và trình diễn làm cho không khí trên sông Nhật Lệ thêm vui nhộn.

Sau chương trình trình diễn thuyền buồm trên sông Nhật Lệ, Ban tổ chức còn tổ chức cho du khách tham quan và chiêm ngưỡng thuyền buồm trên sông và cửa biển Nhật Lệ; tổ chức cho du khách trải nghiệm làm thủy thủ trên thuyền buồm; trao thưởng cho các phần thi ảnh đẹp với thuyền buồm gồm các hạng mục ảnh chuyên nghiệp, ảnh sellfie...

Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Nguyễn Văn Kỳ, chương trình trình diễn thuyền buồm lần đầu tiên được tổ chức tại Quảng Bình, qua đó làm tiền đề để tiến tới tổ chức Lễ hội đua thuyền và trình diễn thuyền buồm thường niên tại địa phương vào các năm sau.

H.Giang

tin liên quan

Người "đánh thức hồn dừa"
Người "đánh thức hồn dừa"

(QBĐT) - Đam mê và gắn bó với dừa từ nhỏ, anh Võ Quý Quốc đã "thổi hồn" vào mảnh gáo dừa thô ráp, xơ cứng, xù xì thành những bức tranh độc đáo, tinh tế và sống động. Hơn 1.000 bức tranh bằng gáo dừa với nhiều thể loại, đề tài như: chân dung các anh hùng dân tộc, hình ảnh quê hương đất nước, thiếu nữ, tranh lập thể, trừu tượng... đã được tạo ra từ đôi bàn tay khéo léo và tài ba của chàng họa sĩ này. Anh được gọi là người "đánh thức hồn dừa".

Ảnh nghệ thuật Việt Nam và những căn bệnh trầm kha
Ảnh nghệ thuật Việt Nam và những căn bệnh trầm kha

Việt Nam được coi là một trong những cường quốc nhiếp ảnh nghệ thuật, thế nhưng nhiếp ảnh Việt Nam đang mắc nhiều căn bệnh trầm kha.

Những tượng đài nữ liệt sĩ bằng thơ
Những tượng đài nữ liệt sĩ bằng thơ

(QBĐT) - Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những tấm gương liệt sĩ nữ đã gây xúc động và cảm phục cho nhiều người. Trong số họ có người đã đi vào thơ ca và trở thành những hình tượng thơ đặc sắc, kỳ vĩ. Có thể kể ra những bài thơ hay, thành công khi viết về họ như: Bà má Hậu Giang của Tố Hữu, Núi đôi của Vũ Cao, Quê hương của Giang Nam, Bài thơ về hạnh phúc của Bùi Minh Quốc, Khoảng trời - Hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ, Cô gái Bạch Long Vĩ của Xuân Thiêm...